Đã đóng

Học sinh bình thường cũng có thể giỏi Lý

Posts Tagged ‘tin tức’

Robocon toàn quốc 2k9 : Cực khỏe.Cực sáng tạo. Cực kỳ kool

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 18 Tháng Năm, 2009

Hoa Hoc Tro Online – Robocon toàn quốc 2k9 : Cực khỏe.Cực sáng tạo. Cực kỳ kool.

Robocon toàn quốc 2k9 : Cực khỏe.Cực sáng tạo. Cực kỳ kool 

(HHT_Online) “Nhịp trống khải hoàn” đã kết thúc trong âm hưởng sôi động, sáng tạo, đầy nhiệt tâm…

Tối 17/5, tại Trung tâm Thể dục thể thao tỉnh Thừa Thiên -Huế, thành phố Huế, vòng chung kết cuộc thi Robocon toàn quốc năm 2009, với chủ đề “Nhịp trống khải hoàn” đã kết thúc… 

Đội Robocon SPK-NINGHT của trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh được đánh giá là đội có giải pháp thi đấu hay và hoàn hảo nhất đã xuất sắc giành chiến thắng áp đảo trước đội Hồng Hà CTM ở giây thứ 32, đoạt giải nhất.

Không chỉ vô địch, với phần thưởng 40 triệu đồng, đại diện cho Việt Nam tham dự cuộc thi Robocon quốc tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tổ chức tại Tokyo – Nhật Bản vào tháng 8.2009. 

Ngoài ra, SPK-NINGHT còn được Ban tổ chức trao giải thưởng “Giải pháp thi đấu hay nhất” và “Giải thưởng của Bộ Khoa học Công nghệ” phần thưởng cho mỗi giải 10 triệu đồng và giải “Giải của ABU đội vô địch”, với giải thưởng 1.000USD.

Những trận đấu “căng” như dây đàn đã diễn ra 

Đội trưởng Phạm Văn Nam cho biết: “Chúng tôi đã sẵn sàng cho sân chơi quốc tế, đồng thời sẽ tiếp tục nghiên cứu một số kỹ thuật để rút ngắn thời gian của robot đến khi đánh được trống sẽ còn khoảng 25 giây”.

SPK-NINGHT sẽ tham dự đấu trường quốc tế

Robocon là sân chơi để sinh viên thể hiện sự sáng tạo và đam mê trong nghiên cứu khoa học. 

Là sự chính xác trong xử lí về cơ khí, tư duy sáng tạo khi thiết kế cũng như trên sân. Đây là điều kiện rất tốt giúp sinh viên có thêm kiến thức thực hành trước khi hoàn thành chương trình học trên ghế nhà trường.

Posted in Tư liệu | Thẻ: , | Leave a Comment »

Bản tin Vật lý tháng 2&3/2009 – Hiepkhachquay

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 4 Tháng Tư, 2009

Posted in Tư liệu | Thẻ: , | Leave a Comment »

Tìm thấy hạt vi mô tới từ vật chất tối

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 2 Tháng Tư, 2009

VnExpress – Tìm thấy hạt vi mô tới từ vật chất tối

Vật chất tối vẫn là điều bí ẩn dù con người đã có nhiều bằng chứng về sự tồn tại của nó. Ảnh: BBC.
Vật chất tối là chủ đề gây nhiều tranh cãi dù con người đã có vô số bằng chứng về sự tồn tại của nó. Ảnh: BBC.

Các nhà khoa học Italy phát hiện những hạt siêu nhỏ mà họ cho là tới từ vật chất tối trong vũ trụ.

Vật chất tối (phản vật chất) chiếm tỷ lệ 23% trong vũ trụ, nhưng chúng ta không thể nhìn thấy nó. Giới khoa học chỉ có thể được phát hiện sự tồn tại của vật chất tối thông qua tác động của nó đối với vật chất nhìn thấy.

Vào tháng 6/2006, Italy đã phóng vệ tinh Pamela lên vũ trụ để nghiên cứu vật chất tối. Vệ tinh mang theo nhiều thiết bị có khả năng phát hiện các hạt vật chất không nhìn thấy. Vừa qua, một thiết bị đã phát hiện khá nhiều hạt positron (có các thuộc tính giống hệt electron nhưng mang điện tích dương) trong một khoảng không gian có mức năng lượng lớn. Positron là hạt đối kháng (phản hạt) của electron. Khi hai hạt này gặp nhau, chúng sẽ biến mất và giải phóng năng lượng.

“Lẽ ra tỷ lệ positron với electron phải giảm xuống khi mức năng lượng tăng, nhưng thiết bị của chúng tôi lại phát hiện tỷ lệ đó tăng lên cùng với mức năng lượng. Thật kỳ lạ”, Piergiorgio Picozza, một giáo sư của Đại học Rome Tor Vergata (Italy), phát biểu.

Positron là phản hạt đầu tiên được phát hiện trong thế giới các hạt vi mô. Trong chân không, positron tồn tại rất lâu với thời gian sống cỡ 4,3×1023 năm, tuy nhiên trong môi trường, nó lại có thời gian sống khá ngắn do bị hủy gần như tức thời khi gặp electron. Với những kiến thức về positron và electron, các nhà khoa học có thể tính toán được tỷ lệ giữa hai hạt ở một mức năng lượng nhất định.

Tuy nhiên, một số nhà khoa học cho rằng những hạt positron dư thừa đó có thể tới từ các ẩn tinh (ngôi sao chết siêu đặc, quay nhanh và giải phóng nhiều năng lượng vào không gian xung quanh). Chúng ta không nhìn thấy ẩn tinh bằng mắt thương mà chỉ phát hiện được chúng qua tín hiệu radio.

Giáo sư Picozza thừa nhận ẩn tinh có thể là một hướng giải thích, nhưng ông nhấn mạnh rằng nhiều chuyên gia hàng đầu thế giới vẫn nghiêng về giả thiết mà theo đó, các hạt positron mà vệ tinh Pamela phát hiện tới từ vật chất tối.

Theo Picozza, nếu cỗ máy Large Hadron Collider ở Thụy Sỹ có thể tạo ra các phản hạt thì điều đó có nghĩa ẩn tinh không phải là nguồn cung cấp positron duy nhất. “Khi đó chúng tôi có thể khẳng định chúng tôi đã tìm ra vật chất tối”, ông nói.

Minh Long (theo BBC)

Posted in Thiên văn, Tư liệu | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Ba nhà vật lý Mỹ, Nhật nhận giải Nobel Vật lý 2008

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 8 Tháng Mười, 2008

Tien Phong Online – Giải Nobel Vật lý 2008 đã thuộc về nhà vật lý  Mỹ Yoichiro Nambu và hai nhà vật lý Nhật Bản: Makoto Kobayashi; Toshihide Maskawa.

Từ trái qua phải: Toshihide Maskawa, Yoichiro Nambu, Makoto Kobayashi. Ảnh: Reuters

Nhà vật lý Yoichiro Nambu đã có công “phát hiện cơ chế sự đối xứng bị phá vỡ tự phát trong vật lý hạ nguyên tử”. Trong khi đó, hai nhà vật lý Makoto Kobayashi và Toshihide Maskawa đã “ phát hiện nguồn gốc sự đối xứng bị phá vỡ, từ đó dự đoán được sự tồn tại của ít nhất 3 nhóm hạt quark ( vi lượng) trong tự nhiên”.

Sinh năm 1921 tại Nhật Bản, nhà vật lý Yoichiro Nambu – Quốc tịch Mỹ – hiện đang nghiên cứu tại Học viện Enrico Fermi (Đại học Chicago, Mỹ).

Nhà vật lý Makoto Kobayashi – Quốc tịch Nhật Bản, sinh năm 1944 – hiện làm việc cho Tổ chức Nghiên cứu máy gia tốc năng lượng cao tại Tsukuba (Nhật Bản).

Nhà vật lý Nhật Bản Toshihide Maskawa – sinh năm 1940 – công tác tại Học viện Vật lý Lý thuyết Yukawa thuộc Đại học Kyoto.

Ba nhà vật lý đoạt giải Nobel 2008 sẽ chia nhau giải thưởng trị giá 1,42 triệu USD (trong đó nhà vật lý Yoichiro Nambu nhận một nửa trị giá giải thưởng, phần còn lại dành cho nhà vật lý Makoto Kobayashi và Toshihide Maskawa)

——

Xem thêm:

Nobel Prize Physics 2008

Posted in Lịch sử Vật lý và các nhà Vật lý, Vật lý hạt nhân - nguyên tử, Vật lý lý thuyết | Thẻ: , , , , | 1 Comment »