Đã đóng

Học sinh bình thường cũng có thể giỏi Lý

Archive for the ‘Kỹ năng học tập’ Category

Làm sao để việc học và làm việc đạt được hiệu quả tốt nhất

kĩ năng sd PowerPoint: Các tiêu chuẩn đánh giá một bài thuyết trình powerpoint

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 3 Tháng Một, 2010

kĩ năng sd PowerPoint: Các tiêu chuẩn đánh giá một bài thuyết trình powerpoint.

Theo tôi, đánh giá một bài thuyết trình powerpoint có thể dựa vào một số tiêu chuẩn sau:
1. Tổ chức nội dung

Người trình bày phải trình bày một cách logic, giữ vững kết cấu ND thống nhất xuyên suốt bài trình bày, hạn chế ngắt quãn ND trong các slide. Giúp ích người đọc tiếp thu ND một cách nhất quán và dễ dàng

2. Hiểu biết về chủ đề

Người trình bày cần có sự hiểu biết sâu sắc về vấn đề đang trình bày hơn là chỉ trình chiếu như máy

3. Đồ họa, bố cục trình bày

  • Cần có tiêu đề trong slide, mỗi chủ đề nên chỉ trong 1 slide.
  • Người thuyết trình cần sử dụng các biểu đồ, các hình ảnh, video,… để mô tả ND hơn là sử dụng chữ đơn thuần
  • Sử dụng đồ họa bắt mắt, cố gắn theo một template thống nhất trong suốt bài trình bày cho bố cục, màu chữ, màu link, kích thước hình ảnh, màu nền, hình ảnh trang trí,…
  • Đồ họa cần tránh làm cho khán giả trở nên chú ý tập trung vào các hình ảnh trang trí hơn là ND bài trình bày

4. Các lỗi cơ học trong thuyết trình

  • hạn chế các lỗi chính tả, văn phạm
  • hạn chế các lỗi khi thao tác chuột, làm chia trí khán giả
  • khắc phục các lỗi ngẫu nhiên một cách khéo léo

5. Định hướng tiếp xúc mắt

Hạn chế nhìn màn hình và đọc lại, nguyên tắc là những gì có trên slide thì không nên đọc lại, lúc đó sẽ gây chia trí và khán giả vừa phải đọc, vùa phải nghe, mà hiếm khi 2 hành động này cùng pha!
Hạn chế nhìn vào sổ ghi chép mà nên nhìn thẳng vào các khán giả

6. Phong cách nói

Người trình bày nói chuẩn xác, ít sai lỗi chính tả, sử dụng kết hợp tốt ngôn ngữ cơ thể
Phong cách nói cần phù hợp với ND trình bày (phong cách trẻ trung, sang trọng, lịch sự, năng động, nhí nhảnh,…)

Kết: Nguyên tắc chung là chú ý sử dụng powerpoint đúng theo công dụng là công cụ trình bày của nó, d8ùng lệ thuộc và đừng biến nó thành công cụ trang trí cho bài trình bày của mình, mà hãy biến nó thành công cụ trình bày ý tưởng

Xin đọc thêm bài: http://thuvienvatly.com/home/content/view/2854/326/

Trần Triệu Phú

Posted in Kỹ năng học tập | Leave a Comment »

Cẩm nang và chiến lược dành cho học tập

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 30 Tháng Ba, 2009

Posted in Học sinh, Kỹ năng học tập | Thẻ: , | 1 Comment »

Hướng dẫn làm BT Lý 10CB – Chương 1

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 4 Tháng Mười, 2008

1. Dạng 1: Viết phương trình chuyển động của một vật.

Bước 1: Chọn hệ quy chiếu bao gồm: gốc toạ độ, chiều dương, gốc thời gian

Lưu ý: nên vẽ hình rõ hệ quy chiếu

Nên chọn: gốc toạ độ ở vị trí xuất phát, chiều dương là chiều chuyển động, gốc thời gian là lúc xuất phát (nếu 2 vật trước sau thì chọn vật xuất phát trước)

Bước 2: Xác định các yếu tố ban đầu x0, v0, t0, a

  • x0: vị trí ban đầu, đo bằng khoảng cách từ gốc toạ độ đến vị trí xuất phát (nếu trùng thì bằng 0)
  • v0: vận tốc ban đầu, cần lưu ý đến chiều chuyển động có trùng với chiều dương hay không; chuyển động đều vận tốc ban đầu bằng vận tốc trung bình.
  • t0: thời điểm ban đầu, đo bằng khoảng thời gian từ gốc thời gian đến thời điểm xuất phát (nếu trùng thì bằng 0, trước âm, sau dương)
  • a: gia tốc chuyển động (2 bước xác định dấu: xác định chuyển động nhanh (a,v cùng dấu) hay chậm (a,v trái dấu) dần đều; xác định chiều chuyển động để biết dấu v) (thẳng đều a = 0)

Bước 3: Thay số vào phương trình tổng quát:

x = x0 + v0(t – t0) + ½ a(t – t0)2

v = v0 + a(t – t0)

(Ví dụ)

2. Dạng 2: Bài toán gặp nhau

Bước 1: Viết phương trình chuyển động của 2 vật

Bước 2: Lúc 2 vật gặp nhau: x1 = x2 à giải ra t (thời điểm gặp nhau)

Bước 3: Thay vào phương trình x1 để có vị trí gặp nhau

(Ví dụ)

3. Dạng 3: Tìm đại lượng còn thiếu trong các công thức:

s =| vt | (thẳng đều); s =| ½ at2 + v0t | (thẳng biến đổi đều) ; s = ½ at2 (rơi tự do không vận tốc đầu) à không dùng lẫn lộn

v = v0 + at à a = (v – v0)/t

v2 – v02 = 2as (dùng khi không có t, chỉ cho chuyển động 1 chiều)

các công thức trong chuyển động tròn đều

Bước 1 : Xác định đại lượng nào còn thiếu, đại lượng nào đã có.

Bước 2: Liệt kê các công thức liên quan đến đại lượng còn thiếu. Dựa vào các dữ kiện đã biết xem có thể sử dụng công thức nào.

bước 1)

Bước 3: Từ công thức đã có, suy ra công thức tính trực tiếp. Thay số.

Nếu không đủ thì thử xem có thể đi tìm các dữ kiện còn thiếu được không (lại trở lại Ví dụ

4. Dạng 4: Xác định quãng đường rơi trong giây thứ t, giây cuối.

  • Quãng đường giây thứ t = quãng đường đi trong t giây đầu – quãng đường đi trong (t – 1) giây đầu = ½ at2 – ½ a(t – 1)2
  • Quãng đường đi trong giây cuối:

Bước 1: Từ s = h = ½ at2 à t = t

Bước 2: Tính quãng đường đi trong giây thứ t

Ví dụ

5. Dạng 5: Từ đồ thị, viết phương trình chuyển động

Bước 1: Xác định loại chuyển động: thẳng đều, nhanh dần đều dựa vào đồ thị

Bước 2: Xác định ít nhất 2 điểm trên đồ thị có toạ độ rõ ràng

Bước 3: Áp dụng công thức

  • Thẳng đều: v = (x2 – x1)/(t2 – t1) à thay v, x1, t1 vào x = x0 + vt để tìm ra x0.
  • Biến đổi đều: a = (v2 – v1)/(t2 – t1) hoặc thay x, t vào x = 1/at2 để tìm a.

Ví dụ

Posted in Bài tập, Học sinh, Kỹ năng học tập | Thẻ: , , , , , | Leave a Comment »

Hướng dẫn nâng cao chất lượng bài thuyết trình

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 29 Tháng Chín, 2008

Làm sao để nâng cao chất lượng bài thuyết trình?

1. Hình ảnh, âm thanh, video clip là những phương tiện hữu hiệu để truyền tải nội dung một cách sinh động. Bài thuyết trình có nhiều hình ảnh, âm thanh, video liên quan đến chủ đề sẽ dễ dàng thu hút người xem. Tuy nhiên, cần chú ý chọn lọc kỹ các nội dung media này bởi nếu sử dụng quá nhiều hoặc không phù hợp chủ đề sẽ là loãng không khí khiến người nghe không tập trung được.

2. Các ứng dụng liên quan đến đời sống, những mẩu chuyện giai thoại vui, các thông tin bên lề bao giờ cũng thú vị. Cần triệt để khai thác các ý này bởi suy cho cùng, vật lý cũng chỉ là môn khoa học xuất phát từ thực tiễn. Nhưng vẫn phải cần cẩn thận, đừng để các nội dung này lấn át nội dung chính.

3. Một bài thuyết trình với bố cục trình bày rõ ràng, có chuyển ý hợp lý sẽ dễ đi vào lòng người hơn. Điều này không chỉ giúp người nghe theo dõi dễ dàng mà người nói cũng thuận lợi trong việc kiểm soát diễn tiến bài thuyết trình.

4. Cần chú ý, thuyết trình chứ không phải là đọc bài. Vai trò của người thuyết trình rất quan trọng. Từ cách ăn mặc, điệu bộ, giọng nói đến phong cách trình diễn đều ảnh hưởng đến mức độ thành công của bài thuyết trình. Tham khảo thêm 3 lời khuyên khi nói trước đám đông.

Posted in Học sinh, Kỹ năng học tập | Thẻ: , , , | 2 Comments »

Hướng dẫn chuẩn bị cho bài thuyết trình

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 29 Tháng Chín, 2008

Các bước cần làm để có một bài thuyết trình coi được:

1. Xác định rõ ràng chủ đề chính của bài thuyết trình, sau đó gạch ra các ý liên quan. Yếu tố quan trọng đầu tiên: TRỌNG TÂM

2. Tiến hành tìm kiếm tài liệu từ mọi nguồn có thể: Internet, thầy cô, bạn bè, gia đình… Không nên từ chối bất kỳ tài liệu nào nhưng nhớ chú ý thực hiện phân loại dữ liệu ngay từ bước này (sắp xếp lần thứ nhất)

3. Sắp xếp các dữ liệu, thông tin có được theo các ý đã gạch (sắp xếp lần thứ hai). Bắt đầu suy nghĩ về mối liên hệ giữa các thông tin trong lúc sắp xếp.

4. Dựa trên các ý vừa tìm được, lên sơ thảo dàn ý cho bài thuyết trình: gồm bao nhiêu phần, nội dung mỗi phần gồm mấy phần nhỏ. Sau đó lập dàn ý chi tiết: dữ liệu nào dùng cho chỗ nào. Nếu làm trên powerpoint thì cũng nên có một bản làm trên word để có thể hình dung bố cục toàn bài. Dàn ý càng chi tiết càng tốt.

5. Đưa tất cả nội dung vào dàn ý, khoan hãy nghĩ đến việc điều chỉnh. Yếu tố quan trọng thứ hai là phải ĐỦ.

6. Bắt đầu sắp xếp, chỉnh sửa các ý sao cho phù hợp với tiến trình bài nói và hợp logic (sắp xếp lần ba). Biên tập lại câu chữ, rút ngắn các ý dư thừa hoặc viết lê thê. Cần thiết thì highlight hoặc tô đậm các ý quan trọng. Chỉnh sửa hình thức của bài thuyết trình sao cho rõ ràng, người đọc dễ theo dõi. Yếu tố quan trọng thứ ba: RÕ RÀNG. Cần chú ý phần chuyển ý rất quan trọng sau mỗi nội dung.

7. Đọc lại lần nữa, tạo một bản tóm tắt gợi ý ngắn gọn dùng trong lúc thuyết trình. Không ai có thể đảm bảo là nhớ hết, vì vậy hãy phòng xa. Tuy nhiên, cần tránh việc đọc lại toàn bộ bài thuyết trình.

8. Thực tập thuyết trình, lắng nghe góp ý và chỉnh sửa một lần nữa.

Trên đây là một số bước cơ bản cần làm để có một bài thuyết trình coi được. Tuy nhiên, nó chỉ ở mức độ coi được, còn để đạt được hiệu quả cao thì cần phải có sự đầu tư và sáng tạo của mỗi người. Xem thêm tại đây.

Posted in Học sinh, Kỹ năng học tập | Thẻ: , , , | Leave a Comment »