Đã đóng

Học sinh bình thường cũng có thể giỏi Lý

Archive for the ‘Nghề giáo’ Category

Nghĩ về nghề

From my student (for Teacher’s day)

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 19 Tháng Mười Một, 2008

“Nhân ngày 20-11, 10D2 chúng em kính chúc Thầy luôn vui vẻ, trẻ trung và hạnh phúc trong cuộc sống. Nhờ Thầy mà chúng em đã tiếp thu một lực hấp dẫn cuốn hút từ môn Lý. Chúng em đã có động lực học tốt và sẽ tăng tốc để khám phá các định luật tuyền vời của bộ môn Thầy giảng dạy. Chúng em xin gửi đến Thầy lời tri ân sâu sắc từ đáy lòng chúng em! Học trò thương của Thầy.” – Học sinh lớp 10D2

“Chỉ mới hơn hai tháng thôi mà lớp chúng em đã học biết nhiêu là kiến thức… Lần đầu tiên bọn em học mà chẳng cần quan tâm đến điểm số… lần đầu tiên bọn em thấy môn Lý không còn nặng nề nữa… Tất cả là nhờ thầy ^^! Thầy luôn cười tươi, luôn quan tâm đến học sinh. Thầy vẫn cứ như vậy mãi nhé! Kính chúc thầy khoẻ và luôn thành công trong cuộc sống. (Lớp “bọn em” 11D1)” – Học sinh lớp 11D1

Hình thiệp của học trò





Còn đây là văn nghệ văn gừng, mừng 20/11 (mất toi 4 tiết)





DOPING!!!

Posted in Nghề giáo | Thẻ: , | Leave a Comment »

3 lời khuyên khi nói trước đám đông (phần 1)

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 25 Tháng Chín, 2008

Đã là người, ai cũng mong có ngày thành công, làm ông này bà nọ. Mà đã là ông này, bà nọ thì trước sau gì cũng một lần nói trước đám đông. Năm người, bảy người, mười người là chuyện nhỏ nhưng vài chục, vài trăm người thì chưa chắc đã nhỏ. Thậm chí, nếu làm chức to một tí, nói chuyện trước vài ngàn người cũng không phải là không có. Nhưng không phải ai cũng có khả năng nói chuyện trước đám đông, ngay cả những người tưởng như là chuyên nghiệp như “giáo viên”. Hôm nay, PTĐL mạn phép chia sẻ 3 lời khuyên nho nhỏ dành cho những ai đã, đang và sắp sửa phải nói trước một đám đông, đặc biệt là các đồng nghiệp. Đây cũng là kinh nghiệm đã được các đàn anh đi trước truyền lại. Rất mong nhận được sự đóng góp và góp ý của mọi người. Xin đa tạ.

1. Bạn có QUYỀN ĐƯỢC NÓI: Không gì tệ bằng việc mất tự tin khi nói trước một tập thể đông người. Bạn toát mồ hôi, bạn run rẩy, bạn hồi hộp, bạn lo lắng, bạn sợ hãi. Đó là những dấu hiệu của sự thiếu tự tin. Đừng lo, không chỉ một mình bạn như thế mà rất nhiều người như thế. Một trong những nguyên nhân gây ra sự thiếu tự tin đó là bạn không chắc về quyền được nói của mình.
Tôi thường thấy nhiều người đứng trước đám đông thì run lẩy bẩy nhưng khi nói chuyện với bạn bè thì hùng hổ, liến thoắng. Đó là vì có một sự khác biệt trong nhận thức của họ: họ tin rằng với bạn bè, họ có quyền nói thoải mái còn với tập thể kia, họ không nên và không có quyền nói vì không có ai muốn nghe họ nói hoặc người ta đang chờ họ nói sai để “ăn thịt” họ. Nhưng thực ra những suy nghĩ đó là sai lầm.
Bạn là một tổ trưởng cần trình bày một kế hoạch hành động của đội sắp tới, bạn có quyền được nói. Bạn là một giám đốc muốn phổ biến một chương trình hoạt động mới cho nhân viên, bạn có quyền được nói. Bạn là một giáo viên đang giảng một bài học mới cho học sinh, bạn có quyền được nói.
Bạn có quyền được nói cho những người đang có nghĩa vụ phải lắng nghe bạn. Bạn đứng đối diện, một mình bạn mặt đối mặt với hàng trăm con người, họ đang chờ nghe bạn nói và họ trao cho bạn quyền được nói. Vậy thì cớ gì bạn lại không tự tin? Có nhiều người đang chờ nghe bạn nói, vậy tại sao bạn không nói? Bạn có quyền nói tại sao bạn lại ngại ngùng? Chẳng lẽ bạn đợi khi mất đi quyền đó bạn mới nói?
Hãy tin rằng bạn đang nói thì sẽ có người lắng nghe và người ta đang chờ xem bạn nói gì và mang đến cho họ những thông tin gì một cách tích cực. Bạn có quyền nói và bạn hãy nói đi.

Xem tiếp Phần 23

Posted in Học sinh, Kỹ năng sống, Nghề giáo | Thẻ: , , , | 1 Comment »

3 lời khuyên khi nói trước đám đông – Phần 3

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 25 Tháng Chín, 2008

Giờ mới thực hiện được bài viết về lời khuyên thứ 3 dành cho những ai muốn nói trước đám đông. 2 lời khuyên trước là:
– Bạn có quyền được nói
– Bạn tin vào những điều bạn nói
Và điều cuối cùng bạn cần nhớ:

3. Bạn THA THIẾT MUỐN NÓI điều đó.
Có biết vì sao tôi lại viết bài này không? Mặc dù tôi biết rằng, có không đến 20 người đọc được bài này và chưa chắc đến một nửa trong số đó tin vào những gì tôi viết. Nhưng tôi vẫn viết, vì tôi tin vào những điều này và tôi THA THIẾT muốn nói cho mọi người biết những gì tôi tin.
Tôi dùng từ tha thiết, chắc chắn nhiều người sẽ cảm thấy giống như tôi đang năn nỉ mọi người, làm ơn hãy nghe tôi nói đi. Không, tôi tha thiết mong muốn mọi người hãy nghe tôi nói bởi vì tôi biết rằng điều đó đúng, tôi tin nó và tôi muốn nói cho mọi người biết để mọi người tin nó. Điều đó thật sự thôi thúc tôi phải nói, phải tìm cách để truyền tải được những điều ấy đến cho mọi người.
Trở lại với người giám đốc muốn phổ biến kế hoạch cho nhân viên của mình. Tại sao ông ta phải làm như vậy? Tại vì ông ta muốn nói cho nhân viên biết, muốn họ hiểu, muốn trao đổi với họ, muốn họ làm theo những gì ông ta nói. Đó là động lực khiến ông ta cảm thấy thôi thúc, buộc phải nói với họ, buộc phải tìm ra những cách thích hợp để nhân viên của ông ta hiểu được kế hoạch đó.
Hay nói về người giáo viên, vốn tự tin vào quyền được nói và kiến thức của mình, nhưng cần hơn hết, đó là sự khao khát muốn được truyền thụ kiến thức của mình cho học sinh. Chính điều đó tạo nên niềm say mê trong giảng dạy, tạo nên động lực khiến người giáo viên phải liên tục tìm tòi những phương thức giảng dạy mới để sao cho học sinh có thể nắm bắt được những kiến thức và kỹ năng đó.

Lời khuyên thứ 3 này thật sự quan trọng. Tôi đã từng đi dự nhiều buổi thi thuyết trình và nhận ra một điều: có những bạn không có giọng nói hay, không có ngoại hình bắt mắt, không có nhiều thủ thuật khi thuyết trình nhưng tôi vẫn hiểu và bị thuyết phục bởi những gì các bạn ấy nói bởi vì tôi cảm nhận được sự tha thiết muốn nói, sự nhiệt huyết trong mỗi lời nói của họ.
Sự tha thiết được nói ấy xuất phát từ một tấm lòng muốn chia sẻ với mọi người, muốn cùng mọi người thực hiện những điều đó, muốn mọi người cùng tin vào điều đó.. Điều này hoàn toàn khác với sự khoe khoang kiến thức, chứng tỏ ta đây biết nhiều hơn mọi người, khác với lối dạy đời, kẻ cả. Tha thiết muốn nói, chính là xuất phát từ một trái tim nhiệt huyết, cùng tìm đến cái Chân – Thiện – Mỹ. Cá nhân tôi không thích động cơ vật chất nhưng nếu các bạn cảm thấy điều đó phù hợp thì tôi cũng không phản đối gì. Nhưng trên hết, đừng bỏ quên tiếng nói trái tim của bạn, bởi nó chính là động cơ vĩnh cửu loại 3 đấy!!!
Vậy thì, trước khi bạn nói chuyện trước đám đông, nếu bạn thật sự không muốn nói, làm ơn hãy tìm cho mình một động lực để nói, còn không, xin đừng bước lên nói trước mọi người. Bởi vì có thể bạn có quyền được nói, bạn tin vào điều đó nhưng thiếu một trái tim nhiệt huyết, lời nói của bạn sẽ trở nên nhạt nhẽo, vô vị. Và cử toạ chỉ có thể nghe mà không thể hiểu được những gì bạn nói. Tôi cam đoan hơn một nửa số người sẽ ngủ gục tại chỗ và nửa còn lại sẽ ra về khi bạn đang nói.

Vậy là xong 3 lời khuyên. Tôi viết không hay, dạo này thật sự viết rất kém và không có thời gian nhiều để chỉnh sửa câu chữ như trước. Nhưng tôi đảm bảo với các bạn, tôi rất tự tin khi nói những điều này với các bạn. Bởi chính bản thân tôi đã từng thử nghiệm 3 lời khuyên này và đã đạt được những thành công nhất định. Giờ tôi tự tin rằng mình có quyền được nói, tin vào những điều này và tôi tha thiết muốn nói với các bạn những kinh nghiệm này của tôi. 3 lời khuyên này không trực tiếp chỉ các bạn phải làm gì khi nói trước đám đông. Điều đó thực tế sẽ dạy các bạn hoặc chỉ cần để ý các bạn sẽ học được. Nhưng 3 kinh nghiệm này của tôi NÊN là những điều các bạn tâm niệm và nhớ kỹ trước khi nói trước đám đông. Bởi nó sẽ là động lực tinh thần rất lớn giúp bạn thực hiện tốt những gì bạn đã chuẩn bị và đảm bảo cho thành công của một bài nói của các bạn.

Vì vậy trước khi nói trước đám đông hãy đảm bảo rằng, bạn luôn nhớ: Bạn CÓ QUYỀN ĐƯỢC NÓI, bạn TIN VÀO ĐIỀU ĐÓ, bạn THA THIẾT MUỐN NÓI. Chúc thành công!

P.S: Bạn tin những gì tôi nói không? Bạn muốn trao đổi gì thêm à? Hãy viết mail cho tôi hoặc comment ngay tại đây, tôi sẽ trả lời. Bảo đảm đấy!

Xem lại Phần 12

Posted in Học sinh, Kỹ năng sống, Nghề giáo | Thẻ: , , , | 3 Comments »

Lễ khai giảng đặc biệt

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 9 Tháng Chín, 2008

TT – Buổi khai giảng ở ngôi trường ấy (tại Bình Quới, Thanh Đa, TP.HCM) diễn ra rộn rã trong tiếng đập tay thình thịch của một đứa trẻ ở góc này, tiếng ú ớ gào to của một đứa trẻ khác ở góc kia, tiếng hát toàn những câu không rõ lời của một đứa trẻ khác trên bục khai giảng…

Cũng là một buổi khai trường như bao nhiêu ngôi trường khác nhưng ở đây cả cô hiệu trưởng, giáo viên và phụ huynh đều bật khóc – những giọt nước mắt hạnh phúc. Bên dưới cha mẹ sụt sùi nắm tay nhau thật chặt. Cô giáo ôm trò chặt hơn bởi chỉ cần một phút lơi lỏng, một bé nào đó có thể tát vào mặt bạn ngồi bên cạnh hay chạy thục mạng ra hồ bơi bên ngoài bất chấp nguy hiểm. Chị phụ trách, dù đứng đầu ngôi trường mầm non này nhưng chưa bao giờ có ai gọi là “cô hiệu trưởng”, nghẹn ngào không nói nên lời.

Tất cả đều xúc động mạnh, xúc động vì quá hạnh phúc bởi đó là ngôi-trường-trong-mơ của họ, nhất là những người làm cha, làm mẹ. Từ nay, những đứa con quý hơn bất kỳ thứ gì trên đời này của họ – những đứa trẻ mắc hội chứng tự kỷ và chậm phát triển trí tuệ – đã có một ngôi trường để học, một ngôi trường dành riêng cho chúng.

Một ngôi trường mà đứa con yêu của họ không bị buộc phải thay đổi để thích ứng với trường, mà ngược lại, tất cả những người trong trường, từ ban giám hiệu tới cô giáo hay ngay cả anh bảo vệ cũng phải thay đổi chính mình để thích ứng với bé. Một ngôi trường có chưa đầy 20 bé thì cũng tròm trèm 20 cô trực tiếp dạy học.

Một ngôi trường mà khi đứa con 5 tuổi của họ chỉ chấp nhận nằm võng thì sẽ có võng cho bé ngủ, khi đứa con 6 tuổi của họ chỉ thích bò thì hằng ngày cô giáo sẽ lăn ra sàn mà bò chung với bé, khi đứa con 7 tuổi của họ lao vào cô cắn xé đến rách da thì cô sẽ ôm con thật chặt trong vòng tay để con có được cảm giác an toàn…

“Không ai mong muốn sẽ sinh ra những đứa con như thế này, nhưng chính các con đã làm cho chúng ta yêu thương những người xung quanh hơn, làm cho những phụ huynh xa lạ bỗng trở nên thân thiết còn hơn những người bạn lâu năm. Xin cảm ơn các con”. Lời của chị phụ trách, cũng là mẹ một đứa con tự kỷ, đã khép lại buổi khai trường có lẽ được tổ chức đơn sơ nhất ở TP.HCM, thành phố náo nhiệt nhất nước này, nhưng thật sự là một buổi khai giảng tưng bừng đầy nước mắt của tình người.

Posted in Nghề giáo | Thẻ: , | Leave a Comment »

Bản đồ tư duy là gì?

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 5 Tháng Chín, 2008

Bắt đầu từ phần này, tôi sẽ giới thiệu với các bạn về một công cụ ghi chú vừa lạ, vừa quen: BẢN ĐỒ TƯ DUY (MINDMAP). Quen là vì trước giờ, tôi chắc chắn ai cũng đã từng một lần thử nguệch ngoạc vẽ những đường thẳng đơn giản nối kết các ý. Lạ là vì chưa ai nhận thức được mức độ hiệu quả và thử làm việc này một cách nghiêm túc.

Từ trước đên nay, chúng ta được dạy, và đã quen với việc ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường thẳng, con số hay khoa học hơn là cách gạch đầu dòng, tóm ý. Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não – não trái,chưa hề sử dụng kỹ năng nào bên não phải, nơi giúp chúng ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian và sự mơ mộng. Hay nói cách khác, chúng ta vẫn thường đang chỉ sử dụng 50% khả năng bộ não của chúng ta khi ghi nhận thông tin. Với mục tiêu giúp chúng ta sử dụng tối đa khả năng của bộ não, Tony Buzan đã đưa ra Bản đồ tư duy để giúp mọi người thực hiện được mục tiêu này. Đó là lý do tại sao Bản Đồ Tư Duy được gọi là công cụ ghi chú tối ưu.

Có thể hình dung qua công thức sau:

Ghi nhớ tốt + Từ khoá + Não trái phải = BẢN ĐỒ TƯ SUY

Bản đồ tư duy là gì?

Bản đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện của 1 câu truyện) thì não bộ còn có khả năng tạo sự liên kết giữa các dữ kiện với nhau. Phương pháp này khai thác cả hai khả năng này của bộ não.

Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng bản đồ tư duy, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình vẽ, trong đó các đối tượng liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách biểu diễn như vậy, các dữ liệu được ghi nhớ và hấp thụ dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Thay vì dùng chữ viết để miêu tả một chiều, Bản đồ tư duy biểu thị toàn bộ cấu trúc chi tiết của một đối tượng bằng hình ảnh hai chiều. Nó chỉ ra dạng thức của đối tượng, sự quan hệ hỗ tương giữa các khái niệm có liên quan và cách liên hệ giữa chúng với nhau bên trong của một vấn đề lớn.

Posted in Học sinh, Kỹ năng học tập, Nghề giáo | Thẻ: , , , , , | Leave a Comment »