Đã đóng

Học sinh bình thường cũng có thể giỏi Lý

Archive for the ‘Khoa học khác’ Category

10 khám phá khoa học nổi bật năm 2008

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 20 Tháng Mười Hai, 2008

khoahoc.com.vn – 10 khám phá khoa học nổi bật năm 2008.

Cỗ máy gia tốc hạt khổng lồ lần đầu tiên vận hành, tìm ra bắc cực của Sao hỏa, phát hiện nhiều hành tinh ngoài hệ mặt trời là những khám phá khoa học nổi bật của thế giới năm qua.

Dưới đây là 10 khám phá khoa học tiêu biểu năm 2008, theo đánh giá của tạp chí Time (Mỹ):

Máy gia tốc hạt lớn (LHC)

Một phần của cỗ máy gia tốc hạt lớn (LHC).

Cỗ máy LHC mạnh và hiện đại nhất thế giới với chiều dài 27 km được vận hành lần đầu tiên dưới độ sâu 100 mét tại biên giới Pháp – Thụy Sĩ, tháng 9 vừa qua. Cơ quan nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) sở hữu cỗ máy trị giá hơn 4 tỷ USD này hy vọng sẽ tái tạo vụ nổ Big Bang, xác định sự tồn tại của hạt Higgs có vai trò quan trọng trong mô hình chuẩn của vật lý hạt, để từ đó giải thích quá trình hình thành vũ trụ.

Nhiều người lo ngại cỗ máy trên hoạt động có thể tạo ra các lỗ đen nuốt chửng cả thế giới. Ban đầu mọi thứ diễn ra đúng kế hoạch sau khi máy LHC khởi động trước sự chú ý của giới khoa học toàn cầu. Chùm tia thí nghiệm đầu tiên đã hoàn thành quãng đường tuần hoàn 27 km của máy LHC. Nhưng 10 ngày sau sự cố xảy ra, khi một lượng lớn heli lỏng bị rò rỉ vào đường hầm khiến nó phải ngừng hoạt động.

Công việc sửa chữa đang được tiến hành và cỗ máy LHC có thể vận hành trở lại từ tháng 6 năm tới, trước sự chờ đón của giới khoa học xung quanh cỗ máy “tiền tỷ” này.

Khám phá bắc cực của sao Hỏa

Mô hình robot thăm dò sao hỏa Phoenix của NASA.

Trước tàu Phoenix, tất cả các robot thăm dò sao Hỏa đều chưa từng tới được vùng cực phía bắc của hành tinh đỏ, nơi có thể tìm thấy sự tập trung lớn nhất của băng và nước, những bằng chứng về sự tồn tại sự sống. Bước ngoặt đã xảy ra vào tháng 5 vừa qua khi tàu Phoenix của NASA đáp xuống khu vực gần cực bắc của sao Hỏa và bắt đầu xem xét và lấy mẫu tại đây.

Tàu Phoenix không tìm thấy bất cứ thứ gì đột phá có thể thay đổi hình ảnh sao Hỏa vốn được nhìn nhận như một hành tinh chết, nhưng những gì nó thu thập được đã củng cố giả thuyết rằng hành tinh đỏ đã từng có thời ẩm ướt và tồn tại sự sống. Nhưng do điều kiện khí hậu và địa hình khắc nghiệt đã không cho Phoenix cống hiến lâu và nó gửi về trái đất những tín hiệu cuối cùng hồi tháng 11 vừa qua, trước khi chấm dứt sứ mệnh trên hành tinh đỏ.

Sự sống nhân tạo

Nhà di truyền học J. Craig Venter. Ảnh: Time.

Nhà di truyền học J. Craig Venter, một trong hai người lập bản đồ gien người, đã tạo ra được nhiễm sắc thể hoàn toàn mới từ hóa chất trong phòng thí nghiệm, bằng cách kết hợp 582.000 cặp liên kết đôi để hình thành vi khuẩn sống nhân tạo đầu tiên trên thế giới. Tế bào này cũng có một phần sự sống tự nhiên và có khả năng nhân bản. Mục tiêu tiếp theo là khởi động hệ lập trình ADN trong vi khuẩn nhân tạo này để xem nó có thể đảm đương hoạt động của cơ quan sinh vật hay không.

Người Trung Quốc bước ra ngoài vũ trụ

Tàu Thần Châu VII được phóng lên vũ trụ với chuyến hành trình lịch sử kéo dài 64 tiếng. Ảnh: Reuters

Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới sau Nga và Mỹ tự đưa người lên vũ trụ vào năm 2003. Hai năm sau họ lại tiếp tục phóng tàu có người lái và lần thứ ba diễn ra trong năm nay với tàu Thần Châu VII, chứng kiến lần đầu tiên phi hành gia Trung Quốc có chuyến đi bộ ngoài không gian. Đây là sự kiện đánh dấu sự phát triển vượt bậc trong chương trình vũ trụ của quốc gia đông dân nhất thế giới này.

Số lượng phi hành gia trên các tàu của Trung Quốc cũng liên tục tăng từ tàu một chỗ ngồi năm 2003, tăng lên hai chỗ ngồi năm 2005 và đến năm 2008 là tàu chở 3 phi hành gia cùng một lúc. Mới đây, tàu thăm dò không người lái mang tên Hằng Nga I của Trung Quốc đã bay quanh quỹ đạo Mặt trăng và Bắc Kinh lên kế hoạch sẽ đưa người lên vệ tinh của trái đất này vào năm 2020.

Dân số khỉ đột nhiều hơn dự đoán

Một chú khỉ đột con ở châu Phi. Ảnh: Times.

Một cuộc khảo sát mới tiến hành mùa hè năm nay do Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên hoang dã (WCS) cho thấy, số lượng còn lại của khỉ đột ở vùng thấp phía tây châu Phi lớn hơn rất nhiều so với dự đoán của các nhà khoa học. Các cánh rừng và đầm lầy tại miền bắc CH Congo đang là địa bàn sinh sống của khoảng 125.000 con khỉ đột, lớn gấp đôi so với ước tính trước đây.

Đây là một tin tốt hiếm hoi về tình trạng động thực vật tại khu vực này nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Nguyên nhân vì cuộc nội chiến tại nước láng giềng CHDC Congo (quốc gia có diện tích lớn hơn nhiều CH Congo) đang lan sang khu vực Công viên quốc gia Virunga, đe dọa đến sự tồn tại của cộng đồng khỉ đột núi có 350 con tại đây, chiếm một nửa tổng số của loài này trên thế giới.

Những hành tinh ngoài hệ Mặt trời

Ảnh chụp một hành tinh ngoài hệ mặt trời. Ảnh: Time.

Các nhà khoa học luôn khẳng định vũ trụ còn có rất nhiều hành tinh với các ngôi sao quay xung quanh nằm bên ngoài hệ Mặt trời mà chúng ta đã biết. Nhưng phải đến tận năm 1995 họ mới bắt đầu tìm thấy những hành tinh xa lạ này. Tới tháng 6 vừa qua, nhà thiên văn Thụy Sĩ Michel Mayor đã tìm thấy 45 hành tinh hoàn toàn mới. Tất cả chúng đều khá nhỏ và rất nóng.

Tới tháng 11, hai nhóm các nhà thiên văn học đến từ Mỹ và Canada đã chụp được hình ảnh của 4 hành tinh xa lạ này. Đây là những bức ảnh đầu tiên cho thấy một thế giới bên ngoài hệ Mặt trời tồn tại hữu hình.

Sức mạnh tàng hình

Chiếc áo tàng hành của cậu bé phù thủy Hary Potter trong loạt phim ăn khách. Ảnh: Time.

Các nhà khoa học tại Đại học California công bố họ đã phát minh ra chiếc áo tàng hình và sẽ cho ra mắt trong tương lai, nhờ hai loại vật liệu mới siêu mỏng có khả năng bẻ cong đường đi của ánh sáng, khiến sóng ánh sáng đi vòng quanh vật thể rồi hội tụ ở phía sau giống như dòng nước chảy quanh một tảng đá.

Tuy nhiên khả năng tàng hình vẫn đang trong quá trình thử nghiệm và giá thành chế tạo quá lớn sẽ rất khó ứng dụng rộng rãi công nghệ này trong thực tế. Trong khi đó các nhà khoa học của Đại học California vẫn còn một chặng đường dài, trước khi có thể làm tàng hình những vật thể có kích thước lớn hơn cấp độ nano.

Tái tạo bộ gien voi ma mút lông dài

Mô hình Loài voi ma mút lông dài. Ảnh: Time.

Tháng 11 vừa qua, giáo sư hóa sinh Stevan Schuster công bố đã tái tạo được 80% bộ gien của loài voi ma mút lông dài đã tuyệt chủng từ lâu, bằng cách sử dụng các nhúm lông còn sót lại của loài vật cổ đại khổng lồ. Công việc này không chỉ bao gồm việc ráp lại với nhau hơn 3 tỷ chuỗi ADN, mà còn đòi hỏi phải đảm bảo không có bất cứ mẫu vật nào được sử dụng xuất phát từ vi khuẩn hay các cơ thể sống khác bám trên đám lông của voi ma mút.

Công bố của giáo sư Schuster đưa đến câu hỏi về việc liệu có tái tạo được Công viên kỷ Juras như chúng ta thường nghe hay không. Câu trả lời là không và chúng ta sẽ không thể sớm chứng kiến cảnh những chú voi ma mút lông dài đi lại bằng xương bằng thịt được.

Gia đình đầu tiên trên hành tinh

Bộ xương gia đình hạt nhân được phát hiện tại Đức gồm hai người lớn và hai trẻ em. Ảnh: Time.

Phát hiện mới tại khu vực bang Saxony-Anhalt ở miền trung nước Đức có thể là hình ảnh cổ xưa nhất trên thế giới về một gia đình hạt nhân (hình thái gia đình gồm cha mẹ và các con). Các nhà khảo cổ tại đây đã khai quật khu mộ tập thể 4.600 tuổi của một nhóm người thời đồ đá, có dấu hiệu bị giết cùng nhau trong một vụ đột kích.

Trong số những di cốt được tìm thấy có một nhóm 4 người chôn cùng nhau, gồm một người nam và một người nữ trưởng thành cùng hai bé trai. Hai di cốt trẻ em này được xác định gồm một ở độ tuổi từ 8 đến 9 và bé còn lại độ tuổi từ 4 đến 5. Phân tích các bằng chứng phân tử ADN, các nhà khoa học nhận định đây là một gia đình và có thể là gia đìnhcổ xưa nhất trên thế giới từng được phát hiện.

Trình độ khoa học của người Mỹ

Ảnh: Time.

Từ năm 1979 đến 2006, tỷ lệ những người trưởng thành tại Mỹ có kiến thức về khoa học đã tăng gấp đôi lên 17%. Một cuộc điều tra diễn ra năm nay do giáo sư ngành chính trị học tại Đại học Michigan tiến hành, cho thấy tình hình đã được cải thiện nhưng không đáng kể.

Theo đó có 25% dân số Mỹ, đất nước đã sáng chế ra máy bay, bóng đèn và đưa người lên mặt trăng, đạt chuẩn “kiến thức khoa học dân sự”. Các nhà điều tra xã hội học kết luận cứ 4 người trưởng thành tại Mỹ mới có một người có thể đọc và hiểu các bài báo trên mục khoa học của tờ The New York Times. Đây được coi là phát hiện gây bất ngờ về trình độ khoa học chung của người Mỹ.

Posted in Khoa học khác, Tư liệu, Vật lý | Thẻ: , , , , , , , , , , , | Leave a Comment »

Những hình ảnh kỳ vĩ của thiên nhiên

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 18 Tháng Mười Một, 2008

writeFolderTitle(PAGE_FOLDER);

(VNE) Gió Mặt trời, động băng, tháp đá vôi, sông trên đảo băng là những kỳ quan do thiên nhiên tạo ra. Dưới đây là 10 hình ảnh ấn tượng về những kiệt tác này.

> Ảnh thiên nhiên kỳ thù nhìn từ trên cao

Hơi nước ngưng tụ tạo thành các giọt nước siêu nhỏ và kết thành những đám mây mà con người có thể nhìn thấy. Mây thường có màu trắng nhưng cũng có thể có màu xám hay đen nếu chúng quá dày hoặc quá đặc do ánh sáng không thể đi qua. Mỗi ngày hàng triệu đám mây trên khắp hành tinh tạo thành vô số hình dạng thú vị.
Mọi vật chất trong Mặt trời đều ở dạng plasma (loại khí có số lượng các hạt mang điện tích âm và dương bằng nhau). Các phản ứng tổng hợp hạt nhân chuyển hóa hydro thành heli liên tục xảy ra ở tâm Mặt trời. Chúng giải phóng năng lượng ra khỏi bề mặt Mặt trời dưới dạng bức xạ điện từ trường và nơtrino
Cây sồi này sắp gục ngã sau một cơn bão băng. Bão băng hình thành khi một luồng khí nóng bị kẹp giữa hai tầng không khí lạnh (một ở gần mặt đất, một ở trên cao). Hơi nước ở tầng trên cùng ngưng tụ thành tuyết và rơi xuống, nhưng khi tới lớp khí nóng tuyết lại tan thành những giọt mưa. Sau đó, khi tới tầng khí dưới cùng, nó trải qua một quá trình gọi là “siêu làm lạnh”. Quá trình đó khiến các giọt nước có nhiệt độ âm, nhưng vẫn tồn tại ở dạng lỏng. Khi những giọt nước lạnh bất thường này chạm đất, chúng tạo thành lớp băng xung trong suốt quanh những thứ mà chúng bao bọc.
Người ta nói rằng không có hai bông tuyết giống hệt nhau. Mặc dù chưa có nhà khoa học nào chứng minh được điều này, song những bông tuyết cho thấy sự sáng tạo của tự nhiên không chỉ đa dạng mà còn chính xác tuyệt đối.
Những động băng như thế này ở Iceland (Băng đảo) trông giống hang đá thông thường, nhưng thực tế không phải vậy. Hang đá hình thành sau hàng nghìn năm, trong khi một động băng có kích cỡ như nhà thờ lớn có thể được tạo ra bởi nước đóng băng trong một năm, thậm chí vài tháng. Khác với hang đá, động băng có thể biến mất trong vài tuần.
Đoạn lấn biển mang tên Giant ở Ireland được làm từ 40.000 viên đá bazan. Phần lớn chúng có 6 cạnh, nhưng nhiều viên có 7 và 8 cạnh. Những viên đá này được hình thành sau những đợt phun trào của núi lửa cách đây 50-60 triệu năm. Khi nham thạch bazan nóng chảy nguội dần, chúng tạo thành những viên đá có hình đa giác đều. UNESCO đã công nhận địa danh này là di sản thế giới vào năm 1986.
Một tháp đá vôi trên bờ biển thuộc bán đảo Coromandel, New Zealand. Vốn là đá trầm tích cứng, đá vôi là thứ cuối cùng bị bào mòn trong số những tác phẩm mà thiên nhiên tạo ra bằng đá trầm tích. Đặc tính này của đá vôi khiến nó trở thành vật liệu xây dựng được ưa thích trong nhiều thế kỷ. Người Ai Cập cổ đại đã dùng đá vôi để xây dựng kim tự tháp.
Một đàn kỳ lân biển bơi giữa những tảng băng ở Bắc Cực. Giống như cá heo, cá voi và cá nhà táng, kỳ lân biển cũng thuộc bộ cá voi. Trên thực tế, chúng là một loại cá voi có răng và ăn các loại cá nhỏ. Con đực có một sừng dài mọc từ mặt và xuyên qua sọ. Nó xoắn ngược chiều kim đồng hồ và liên tục dài ra trong suốt cuộc đời nhưng lại dễ gãy. Chúng thường xuất hiện ở độ sâu 300-400 mét. Vì thế, cảnh một đàn kỳ lân biển nổi lên mặt nước là hình ảnh hiếm.
Một mạch nước phun gần sa mạc Black Rock, bang Nevada, Mỹ. Khu vực xung quanh nó từng là một hồ lớn ở thời cổ đại. Giống như động đất và núi lửa, mạch nước phun hình thành dưới tác động của các lực trong lòng Trái đất.
Nước từ các tảng băng tan tạo thành một dòng sông ở đảo Greenland. Các khối băng tan chảy rất nhanh và trong nhiều trường hợp, nước từ băng có thể tạo thành những dòng chảy. Nước cũng có thể len lỏi vào các khe nứt trong khối băng và lọt xuống đất. Tại đó nó thực hiện chức năng của chất bôi trơn, giúp các khối băng chảy ra biển nhanh hơn.

Posted in Hiện tượng vật lý, Khoa học khác, Thiên văn | Thẻ: , , , , , , , | Leave a Comment »

Viễn cảnh thế giới năm 2030

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 16 Tháng Mười, 2008

Tị nạn khí hậu ở Nam Cực, đại dịch cướp đi hàng triệu sinh mạng, mỗi quốc gia chỉ còn cố đấu tranh để sinh tồn, thế giới năm 2030 có thể sẽ như thế theo cảnh báo của nhiều chuyên gia. Nhưng chúng ta cũng có thể chứng kiến những viễn cảnh đẹp, như sa mạc Sahara trở thành ốc đảo màu mỡ.

Cách đây vài ngày, các nhà khoa học cảnh báo rằng những mất mát do khủng hoảng tài chính quá nhỏ bé so với những thiệt hại do con người gây ra đối với thiên nhiên. Mới đây, “Diễn đàn vì tương lai” (Forum for the Future) ở Anh vừa đưa ra một dự báo không mấy tốt đẹp cho tương lai. Các đại biểu mở đầu với lời nhận xét: “Mức độ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đối với nền kinh tế sẽ nghiêm trọng chẳng kém gì khủng hoảng tài chính”.

Trong báo cáo “Climate Futures”, các chuyên gia phác thảo 5 kịch bản. Để làm nên báo cáo này, các tác giả đã thăm dò ý kiến của 70 chuyên gia, trong đó có nhiều nhà kinh tế học và khoa học xã hội, nhà báo, nhà hoạt động môi trường và chính khách. Bên cạnh những cảnh báo về khí hậu, báo cáo cũng đưa ra những viễn cảnh tốt đẹp.

Dưới đây là 5 kịch bản có thể xảy ra vào năm 2030:

Con người được cứu thoát nhờ công nghệ

Nhiều cải tiến, phát minh ra đời, giúp con người sử dụng năng lượng hiệu quả hơn và giảm thiểu lượng khí nhà kính thải ra đến mức chúng ta hầu như không phải thay đổi lối sống. Kinh tế phát triển không bị kìm hãm.

Nhu cầu ngày càng tăng của tròn 8 tỷ con người sinh sống trên Trái Đất vào năm 2030 có thể sẽ được thỏa mãn qua những mô hình kinh doanh và công nghệ mới. Thịt nhân tạo có thể nuôi sống hàng trăm triệu con người.

Các nhà máy xử lý nước biển thành nước ngọt hoạt động bằng năng lượng Mặt Trời sẽ biến đổi sa mạc Sahara trở thành một vùng đất màu mỡ. Công nghệ nano giúp chúng ta tạo ra “bụi thông minh” để theo dõi môi trường trong thời gian thực nhằm ngăn ngừa mọi thảm họa trước khi chúng xảy ra.

Nam Cực có thể trở thành nơi sinh sống của hàng triệu người vào năm 2040.
Nam Cực có thể trở thành nơi sinh sống của hàng triệu người vào năm 2040.
Ảnh: paleofuture.com.

Cuộc cách mạng dịch vụ

Nền kinh tế của năm 2030 sẽ dựa vào dịch vụ nhiều hơn là công nghiệp. Các công ty sẽ phải bỏ ra nhiều tiền để được thải khí CO2. Điều này sẽ thúc đẩy tính sáng tạo. Một dự án không phụ thuộc năng lượng của châu Âu thành công và được áp dụng ở mọi nơi trên thế giới. Con người đi bằng xe đạp thay vì lái ôtô.

Kinh tế được xã hội hóa cực độ. Tất cả mọi thứ sẽ được nhiều người sử dụng chung vì mức độ hiệu quả: Do máy giặt hay ôtô quá đắt đối với một cá nhân, hiện tượng nhiều người sử dụng một ôtô hay tiệm giặt công cộng sẽ trở nên phổ biến.

Định nghĩa mới của tiến bộ

Kịch bản này giống như một không tưởng xã hội ra đời từ những khó khăn kinh tế. Trì trệ kinh tế toàn cầu từ 2009 đến 2018 bắt buộc con người, đặc biệt là trong những nước công nghiệp, phải chấp nhận một lối sống giản dị hơn, làm cho người ta hướng nhiều hơn đến việc nâng cao đời sống tinh thần cá nhân và chất lượng cuộc sống. Ở Mỹ, người ta làm việc 25 giờ/tuần cho chính mình và thêm 10 giờ cho cộng đồng.

EU giới hạn thời gian làm việc trong một tuần ở mức 27,5 giờ. Ngân hàng Thế giới đưa ra chỉ số đánh giá các biện pháp cải tiến chất lượng cuộc sống. Hàn Quốc chủ trương cải thiện chất lượng cuộc sống thay vì phát triển kinh tế. Con người vẫn làm việc, tiêu dùng và tạo ra của cải, nhưng quan điểm của họ với tiền bạc sẽ khác nhiều so với ngày nay.

Ưu tiên bảo vệ môi trường

Trong kịch bản này, các chuyên gia mô tả “một thế giới phản ứng quá chậm trước biến đổi khí hậu”. Các cuộc thương lượng nhằm cho ra đời một thỏa thuận thay thế Hiệp ước Kyoto thất bại. Mỗi vùng trên thế giới đều theo đuổi quyền lợi riêng. Thương mại quốc tế gần như không còn. Giá dầu tăng lên đến 400 USD/thùng. Các hộ gia đình sẽ bị cắt điện nếu sử dụng quá nhiều. Khí thải gây hiệu ứng nhà kính sẽ giảm dần, nhưng con người phải trả giá bằng cách từ bỏ nhiều lợi ích cá nhân.

Ở vài nước, vợ chồng chỉ được phép có con khi được cấp giấy phép qua một hệ thống điểm. Sống thân thiện với môi trường sẽ được thêm điểm.

Các hậu quả thảm khốc của tình trạng hủy hoại môi trường dẫn đến nhiều cuộc di dân quy mô lớn. Ngay cả Nam Cực cũng trở thành đích đến của những dòng người lánh nạn. Khoảng 3,5 triệu người sẽ sống ở Nam Cực trong năm 2040.

Trào lưu bảo hộ nội địa

Trong thế giới tối tăm của năm 2030, toàn cầu hóa bước vào giai đoạn thoái trào. Xung đột vũ trang vì tài nguyên xảy ra ngày càng nhiều. Chiến tranh hóa học và sinh học nhằm tranh giành nguồn nước ở vùng Cận Đông để lại hậu nhiều quả thảm khốc.

Hậu quả của tình trạng trên là sự lên ngôi của chính sách bảo hộ nội địa cực đoan do mỗi nước đều muốn bảo vệ cái mà họ có. Giá cả tăng vọt, thương mại gặp khó khăn, nạn đói và dịch bệnh (trở nên trầm trọng hơn vì biến đổi khí hậu) cướp đi sinh mạng của hàng triệu người. Các quốc gia đóng cửa biên giới do lo ngại dịch bệnh lan truyền.

“Một ngày nào đó, thế giới có thể sẽ như thế. Có một vài khả năng không được tốt đẹp cho lắm. Có lẽ một ngày nào đó các sử gia sẽ nhìn lại thời gian hiện nay và gọi nó là ‘Những năm của biến đổi khí hậu’. Họ sẽ khen ngợi thế hệ của chúng ta, nhưng cũng có thể nhìn chúng ta bằng con mắt ghê tởm – giống như cách chúng ta nhìn nhận tình trạng mua bán và sử dụng nô lệ trong quá khứ”, ông PeterMadden, chủ tọa “Diễn đàn vì tương lai”, phát biểu.

Phan Ba (theo Spiegel Online)

Posted in Khoa học khác | Thẻ: | 3 Comments »

Ảnh khoa học đẹp nhất 2008

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 30 Tháng Chín, 2008

Giải thưởng được trao hàng năm bởi Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ và tạp chí Science, dành cho các bức ảnh sử dụng công nghệ hiện đại để hiện thực hóa những chủ đề khoa học phức tạp.

Những thân tảo cát tí hon tạo ra hình ảnh như một cánh rừng dương xỉ khi chúng gắn vào thân vật chủ sống dưới đáy biển. Mario De Stefano từ Đại học II Naples, Italy, chụp được cánh rừng nhỏ xíu này ở Địa Trung Hải bằng một máy quét hiển vi điện tử.
Việc nạp năng lượng quá mức cho một động cơ tí hon khiến cho một sợi cotton xoắn lại theo cách kỳ lạ, tạo ra bức ảnh trên. Andrew Davidhazy từ Viện Công nghệ Rochester ở New York chụp được hình ảnh này do một sai sót ngẫu nhiên khi xoắn quá mức sợi dây.
Chùm các giác hút trên cánh tay của một con mực. Mỗi giác hút này, rộng khoảng 400 micro mét, nhỏ hơn một sợi tóc người, được bao quanh bởi các “nanh” bằng kitin cứng. Con mực sử dụng các giác hút mạnh mẽ để giữ chặt các con mồi. Tác phẩm của Jessica Schiffman, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Drexel.
Một loại “bánh kẹp” không thành của các polymer tạo ra bức ảnh ấn tượng về những chỗ gồ lên và trũng xuống. Ye Jin Eun và cộng sự từ Đại học Maidson, bang Wisconsin đã lồng hai loại polymer vào nhau và nhúng xuống nước như một phần của một thí nghiệm. Mặc dù loại polymer này không sử dụng được, nhưng bức ảnh về nó đã đoạt giải.
Hành trình vào mạch máu, mô tả cái nhìn ngày một cận cảnh vào hệ tuần hoàn của con người. Ảnh của Jennifer Frazier từ San Francisco’s Exploratorium
Cầu vồng Kinh thánh, với gần 64.000 lời chỉ dẫn tham khảo giữa mỗi chương, thể hiện bằng các đường cong bên trên đồ thị đen (Đồ thị gồm nhiều vạch đen, mỗi vạch là một chương trong kinh thánh, và chiều dài vạch là số lượng các khổ thơ).
Cái nhìn cận cảnh về một trong những kẻ thù nguy hiểm nhất của con người – tế bào u ác tính. Ảnh của Donald Bliss và Sriram Subramaniam từ Viện Y tế quốc gia Mỹ.
“Sự thật còn kỳ lạ hơn chuyện viễn tưởng” – bức ảnh với 3 con bọ cánh cứng đang ăn cánh bướm, bao quanh là một cánh đồng các tinh thể vitamin C.
Một vài cú click chuột có thể cho phép các sinh viên thám hiểm từng phần trong một tế bào thực vật, như ty thể này – còn gọi là nhà máy năng lượng của tế bào. Chương trình Phòng thí nghiệm số hóa Gene, do phòng thí nghiệm Spongelab Interactive có trụ sở Toronto, Canada, tạo ra.
Ngay cả những con vi khuẩn gây viêm họng cũng có thể xinh đẹp, như bạn thấy trong bức ảnh trên, khi chúng tương tác với hệ miễn dịch. Tác giả là Etsuko Uno từ Viện Nghiên cứu y khoa Walter and Eliza Hall.

T. An (theo National Geographic)

Posted in Khoa học khác | Thẻ: , , | Leave a Comment »