Đã đóng

Học sinh bình thường cũng có thể giỏi Lý

Posts Tagged ‘Kỹ năng học tập’

Cẩm nang và chiến lược dành cho học tập

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 30 Tháng Ba, 2009

Posted in Học sinh, Kỹ năng học tập | Thẻ: , | 1 Comment »

Mật mã Lê Quý Đôn – Một cuốn sách bình thường

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 21 Tháng Mười Hai, 2008

  • Thông tin chung:

– Tác giả: Ngô Văn Nam
– Khổ sách: 14x20cm
– Số trang: 104
– Giá bán : 17.000 VND
– Nhà xuất bản Trẻ phát hành.
– Năm xuất bản: 11/2008
– Đọc trước: http://ngovanname1.googlepages.com/methodology

  • Đánh giá:

Cuốn sách được giới thiệu là cung cấp những phương pháp học hiệu quả dành cho mọi đối tượng từ 7 đến 77 tuổi. Thoạt nghe qua thì rất ấn tượng nhưng nếu suy nghĩ kỹ lại, đứng trên quan điểm của giáo dục thì thấy rằng đây quả là một lời quảng cáo hơi quá. Bất cứ ai đã từng đi dạy hoặc ít nhất đã từng nghiên cứu về giáo dục đều biết rằng tâm lý của mỗi lứa tuổi là hoàn toàn khác nhau, cách tiếp thu cũng khác, cách học cũng khác, cách giáo dục cũng khác. Không có một phương pháp giáo dục hay phương pháp học tập nào có thể áp dụng cho tất cả mọi người. Câu quảng cáo “từ 7 đến 77 tuổi” nghe có vẻ giống quảng cáo một cuốn tiểu thuyết thiếu nhi như Harry Potter hơn. Sách còn quảng cáo ấn tượng hơn “Dành cho học sinh lười – chỉ cần học trên lớp, thời gian còn lại đi chơi” à mới nghe lần đầu.

Ý tưởng cho tựa đề của cuốn sách là câu chuyện về Lê Quý Đôn. Đây là một cách mở đầu rất hay khiến người đọc rất hứng thú muốn biết nội dung phương pháp của Lê Quý Đôn là gì. Rất tiếc là có vẻ như nội dung của sách chưa đủ để thoả mãn người đọc. Một số phương pháp khá hay nhưng không phải tất cả đều có thể áp dụng được trong khi học. Phương pháp “lười” thoạt tiên nghe có vẻ có lý nhưng nghĩ kỹ lại thấy có nhiều vấn đề nảy sinh như học 15 phút rồi nghỉ 10 phút liệu có đảm bảo được việc tập trung khi học? Một số phương pháp được nói qua một cách sơ sài, dễ tạo cảm giác đọc mà như chưa đọc.

Tác giả là dân kinh tế vì vậy nên không thể đòi hỏi câu văn hay ho như những sách khác. Tác giả cũng đã cố gắng tìm cách thể hiện gần gũi với lứa tuổi học sinh. Tuy nhiên, một vài đoạn lại viết giống như đang viết cho các ông bố, bà mẹ (giống như “Sách dạy trẻ”). Các hình vẽ khá vui nhộn nhưng còn ít.

  • Kết luận:

Mật mã Lê Quý Đôn là một cuốn sách bình thường, có thể gọi là sách mở đầu dành cho những ai muốn tìm kiếm phương pháp học đúng đắn cho bản thân. Sách ngắn nên có lẽ không chuyển tải được hết mọi ý tưởng của tác giả. Tuy nhiên, nếu có cuốn “Mật mã Lê Quý Đôn 2” thì bạn không nên đọc nữa mà hãy tìm cuốn “Tôi tài giỏi, và bạn cũng như thế” của Adam Khoo, được viết chi tiết hơn.

  • Có nên mua?.
  • Xếp hạng: 3

Posted in Sách | Thẻ: , | 17 Comments »

Hướng dẫn làm BT Lý 10CB – Chương 1

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 4 Tháng Mười, 2008

1. Dạng 1: Viết phương trình chuyển động của một vật.

Bước 1: Chọn hệ quy chiếu bao gồm: gốc toạ độ, chiều dương, gốc thời gian

Lưu ý: nên vẽ hình rõ hệ quy chiếu

Nên chọn: gốc toạ độ ở vị trí xuất phát, chiều dương là chiều chuyển động, gốc thời gian là lúc xuất phát (nếu 2 vật trước sau thì chọn vật xuất phát trước)

Bước 2: Xác định các yếu tố ban đầu x0, v0, t0, a

  • x0: vị trí ban đầu, đo bằng khoảng cách từ gốc toạ độ đến vị trí xuất phát (nếu trùng thì bằng 0)
  • v0: vận tốc ban đầu, cần lưu ý đến chiều chuyển động có trùng với chiều dương hay không; chuyển động đều vận tốc ban đầu bằng vận tốc trung bình.
  • t0: thời điểm ban đầu, đo bằng khoảng thời gian từ gốc thời gian đến thời điểm xuất phát (nếu trùng thì bằng 0, trước âm, sau dương)
  • a: gia tốc chuyển động (2 bước xác định dấu: xác định chuyển động nhanh (a,v cùng dấu) hay chậm (a,v trái dấu) dần đều; xác định chiều chuyển động để biết dấu v) (thẳng đều a = 0)

Bước 3: Thay số vào phương trình tổng quát:

x = x0 + v0(t – t0) + ½ a(t – t0)2

v = v0 + a(t – t0)

(Ví dụ)

2. Dạng 2: Bài toán gặp nhau

Bước 1: Viết phương trình chuyển động của 2 vật

Bước 2: Lúc 2 vật gặp nhau: x1 = x2 à giải ra t (thời điểm gặp nhau)

Bước 3: Thay vào phương trình x1 để có vị trí gặp nhau

(Ví dụ)

3. Dạng 3: Tìm đại lượng còn thiếu trong các công thức:

s =| vt | (thẳng đều); s =| ½ at2 + v0t | (thẳng biến đổi đều) ; s = ½ at2 (rơi tự do không vận tốc đầu) à không dùng lẫn lộn

v = v0 + at à a = (v – v0)/t

v2 – v02 = 2as (dùng khi không có t, chỉ cho chuyển động 1 chiều)

các công thức trong chuyển động tròn đều

Bước 1 : Xác định đại lượng nào còn thiếu, đại lượng nào đã có.

Bước 2: Liệt kê các công thức liên quan đến đại lượng còn thiếu. Dựa vào các dữ kiện đã biết xem có thể sử dụng công thức nào.

bước 1)

Bước 3: Từ công thức đã có, suy ra công thức tính trực tiếp. Thay số.

Nếu không đủ thì thử xem có thể đi tìm các dữ kiện còn thiếu được không (lại trở lại Ví dụ

4. Dạng 4: Xác định quãng đường rơi trong giây thứ t, giây cuối.

  • Quãng đường giây thứ t = quãng đường đi trong t giây đầu – quãng đường đi trong (t – 1) giây đầu = ½ at2 – ½ a(t – 1)2
  • Quãng đường đi trong giây cuối:

Bước 1: Từ s = h = ½ at2 à t = t

Bước 2: Tính quãng đường đi trong giây thứ t

Ví dụ

5. Dạng 5: Từ đồ thị, viết phương trình chuyển động

Bước 1: Xác định loại chuyển động: thẳng đều, nhanh dần đều dựa vào đồ thị

Bước 2: Xác định ít nhất 2 điểm trên đồ thị có toạ độ rõ ràng

Bước 3: Áp dụng công thức

  • Thẳng đều: v = (x2 – x1)/(t2 – t1) à thay v, x1, t1 vào x = x0 + vt để tìm ra x0.
  • Biến đổi đều: a = (v2 – v1)/(t2 – t1) hoặc thay x, t vào x = 1/at2 để tìm a.

Ví dụ

Posted in Bài tập, Học sinh, Kỹ năng học tập | Thẻ: , , , , , | Leave a Comment »

Hướng dẫn nâng cao chất lượng bài thuyết trình

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 29 Tháng Chín, 2008

Làm sao để nâng cao chất lượng bài thuyết trình?

1. Hình ảnh, âm thanh, video clip là những phương tiện hữu hiệu để truyền tải nội dung một cách sinh động. Bài thuyết trình có nhiều hình ảnh, âm thanh, video liên quan đến chủ đề sẽ dễ dàng thu hút người xem. Tuy nhiên, cần chú ý chọn lọc kỹ các nội dung media này bởi nếu sử dụng quá nhiều hoặc không phù hợp chủ đề sẽ là loãng không khí khiến người nghe không tập trung được.

2. Các ứng dụng liên quan đến đời sống, những mẩu chuyện giai thoại vui, các thông tin bên lề bao giờ cũng thú vị. Cần triệt để khai thác các ý này bởi suy cho cùng, vật lý cũng chỉ là môn khoa học xuất phát từ thực tiễn. Nhưng vẫn phải cần cẩn thận, đừng để các nội dung này lấn át nội dung chính.

3. Một bài thuyết trình với bố cục trình bày rõ ràng, có chuyển ý hợp lý sẽ dễ đi vào lòng người hơn. Điều này không chỉ giúp người nghe theo dõi dễ dàng mà người nói cũng thuận lợi trong việc kiểm soát diễn tiến bài thuyết trình.

4. Cần chú ý, thuyết trình chứ không phải là đọc bài. Vai trò của người thuyết trình rất quan trọng. Từ cách ăn mặc, điệu bộ, giọng nói đến phong cách trình diễn đều ảnh hưởng đến mức độ thành công của bài thuyết trình. Tham khảo thêm 3 lời khuyên khi nói trước đám đông.

Posted in Học sinh, Kỹ năng học tập | Thẻ: , , , | 2 Comments »

Hướng dẫn chuẩn bị cho bài thuyết trình

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 29 Tháng Chín, 2008

Các bước cần làm để có một bài thuyết trình coi được:

1. Xác định rõ ràng chủ đề chính của bài thuyết trình, sau đó gạch ra các ý liên quan. Yếu tố quan trọng đầu tiên: TRỌNG TÂM

2. Tiến hành tìm kiếm tài liệu từ mọi nguồn có thể: Internet, thầy cô, bạn bè, gia đình… Không nên từ chối bất kỳ tài liệu nào nhưng nhớ chú ý thực hiện phân loại dữ liệu ngay từ bước này (sắp xếp lần thứ nhất)

3. Sắp xếp các dữ liệu, thông tin có được theo các ý đã gạch (sắp xếp lần thứ hai). Bắt đầu suy nghĩ về mối liên hệ giữa các thông tin trong lúc sắp xếp.

4. Dựa trên các ý vừa tìm được, lên sơ thảo dàn ý cho bài thuyết trình: gồm bao nhiêu phần, nội dung mỗi phần gồm mấy phần nhỏ. Sau đó lập dàn ý chi tiết: dữ liệu nào dùng cho chỗ nào. Nếu làm trên powerpoint thì cũng nên có một bản làm trên word để có thể hình dung bố cục toàn bài. Dàn ý càng chi tiết càng tốt.

5. Đưa tất cả nội dung vào dàn ý, khoan hãy nghĩ đến việc điều chỉnh. Yếu tố quan trọng thứ hai là phải ĐỦ.

6. Bắt đầu sắp xếp, chỉnh sửa các ý sao cho phù hợp với tiến trình bài nói và hợp logic (sắp xếp lần ba). Biên tập lại câu chữ, rút ngắn các ý dư thừa hoặc viết lê thê. Cần thiết thì highlight hoặc tô đậm các ý quan trọng. Chỉnh sửa hình thức của bài thuyết trình sao cho rõ ràng, người đọc dễ theo dõi. Yếu tố quan trọng thứ ba: RÕ RÀNG. Cần chú ý phần chuyển ý rất quan trọng sau mỗi nội dung.

7. Đọc lại lần nữa, tạo một bản tóm tắt gợi ý ngắn gọn dùng trong lúc thuyết trình. Không ai có thể đảm bảo là nhớ hết, vì vậy hãy phòng xa. Tuy nhiên, cần tránh việc đọc lại toàn bộ bài thuyết trình.

8. Thực tập thuyết trình, lắng nghe góp ý và chỉnh sửa một lần nữa.

Trên đây là một số bước cơ bản cần làm để có một bài thuyết trình coi được. Tuy nhiên, nó chỉ ở mức độ coi được, còn để đạt được hiệu quả cao thì cần phải có sự đầu tư và sáng tạo của mỗi người. Xem thêm tại đây.

Posted in Học sinh, Kỹ năng học tập | Thẻ: , , , | Leave a Comment »