Đã đóng

Học sinh bình thường cũng có thể giỏi Lý

Posts Tagged ‘hình ảnh’

Chiêm ngưỡng 10 ảnh kỳ ảo thiên văn học – 9/2/2009 – Tuổi Trẻ

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 3 Tháng Chín, 2009

Chiêm ngưỡng 10 ảnh kỳ ảo thiên văn học – 9/2/2009 – Tuổi Trẻ .

Tinh vân đầu ngựa, Bắc cực quang … là hai trong số những bức ảnh đã vào vòng chung kết của cuộc thi: “Nhiếp ảnh gia thiên văn học 2009” được tổ chức bởi Đài thiên văn hoàng gia ở Greenwich, London, Anh.

Những bức ảnh đoạt giải sẽ được ban tổ chức công bố chính thức vào ngày 9-9-2009.

Một phần của đám mây bụi và khí khổng lồ của ngôi sao Eta Carinae được sinh ra từ Tinh vân cùng tên Carina trong dải Ngân hà
Những vệt dài phát sáng của những ngôi sao khi rơi vào bầu khí quyển Trái đất. Quang cảnh “mưa sao băng” kỳ ảo trên được nhìn thấy tại Thung lũng Chết, bang California, Hoa Kỳ
Tất cả những ngôi sao riêng lẻ nhìn thấy trong bức ảnh này đều thuộc dải Ngân hà, trong đó Thiên hà khổng lồ trung tâm Centaurus-A cách Trái đất hàng triệu năm ánh sáng
Tinh vân đầu ngựa (Horsehead Nebula) là một phần của đám mây phân tử lớn và tối  thuộc chòm sao Orion. Bóng tối của Tinh vân đầu ngựa được hình thành chủ yếu do các lớp bụi, khí và vật chất khác ngưng tụ
Bắc cực quang rực rỡ trên bầu trời đêm. Nguyên nhân gây ra Bắc cực quang là do các hạt mang điện tích từ gió mặt trời va chạm vào bầu khí quyển Trái đất
Sao Kim, sao Mộc và Mặt trăng hội tụ khoảng 2 giờ trong ánh hoàng hôn trên dòng sông Nepean, bang New South Wales, Úc
“Những vùng tối trên Mặt trăng” hay còn được gọi là “biển Mặt trăng” trong bức ảnh trên là những miền đồng bằng rộng lớn của những lớp dung nham cổ đã đóng rắn
Sao chổi Holmes, mà quỹ đạo của nó nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc, có thể được nhìn thấy với góc nhìn rộng vào ban đêm khi chúng tiến gần tới Trái đất. Ngôi sao quay quanh Mặt trời với chu kỳ bảy năm này được cho là có thể phình to hơn và tỏa sáng bất ngờ của khi tiến gần hơn tới Mặt trời và cái đuôi của nó kéo dài tới hàng nghìn cây số
Hai tinh vân phản chiếu màu xanh. Khí và bụi trong các tinh vân này khuếch tán ánh sáng các ngôi sao gần đó. Chúng kết hợp được với các ngôi sao trẻ không quá một vài triệu năm tuổi
Chiêm ngưỡng “mưa sao băng” huyền bí với hàng trăm tia sáng vạch ngang cực nam bầu trời đêm trên những rặng núi Blue, Úc

THIÊN NHIÊN (Theo Guardian

Posted in Thiên văn | Thẻ: , | Leave a Comment »

Những bức ảnh độc được chụp từ trạm ISS – Nhung buc anh doc duoc chup tu tram ISS

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 29 Tháng Sáu, 2009

Không chỉ thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) còn đóng vai trò như một nhiếp ảnh gia ngoài không gian, góp một lượng lớn tác phẩm nghệ thuật vào kho tàng đồ sộ của thế giới.

Dưới đây là một số tác phẩm mới nhất của ISS:

Khi “lang thang” trên Thái Bình Dương, các phi hành gia của ISS đã ghi lại được hình ảnh Mặt trăng khuyết đang mờ dần qua lớp khí quyển của Trái đất.

Hình ảnh hai mỏm đất Bahia Oso Marino và Punta Buque, Argentina đang vươn ra Đại Tây Dương.

Hồ Lago Nansen nhỏ bé giữa dãy núi Andes hùng vĩ ở Arrgentina.

Những tia sáng mặt trời le lói trên hồ Poopo, Bolivia. Hồ Poopo là hồ nước mặn, có diện tích 1.000 km2, nằm ở độ cao 3.686 m trên mực nước biển.

Những tia khói mỏng manh, len lỏi giữa sườn núi Rocky, Canada.

Một vài đám mây lạc lõng trên bầu trời bang Arizona, Mỹ và hình ảnh miệng núi lửa Barringer nhỏ bé dưới ống kính của ISS.

Những mảng xanh hiếm hoi trong khu vực khô cạn của khu bảo tồn Pampa Del Tamarugal, Chile.

Khu vực đồng bằng sông Betsiboka, gần Majunga, Madagascar được thiên nhiên tạo hình như những dải lụa.

Nổi bật trên nền sa mạc Ai Cập là những cánh đồng được khoanh thành từng lô hình tròn.

Các tảng băng nổi liên kết với nhau thành một khối vững chắc trên vùng biển Okhotsk, Nga.

Dòng sông Seine, Pháp, thơ mộng uốn khúc khi nhìn từ trên cao.

Các con kênh ngang dọc, đan chéo nhau như những nhánh cây khẳng khiu trên đảo Qeshm, Iran.

Đỉnh núi Phú Sĩ tuyết phủ trắng quanh năm ở Nhật Bản.

Posted in Tư liệu | Thẻ: , | Leave a Comment »

VnExpress – Toàn cảnh trái đất nhìn từ vũ trụ

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 23 Tháng Tư, 2009

VnExpress – Toàn cảnh trái đất nhìn từ vũ trụ

Toàn cảnh trái đất nhìn từ vũ trụ

Nhân Ngày Trái đất tại Mỹ 22/4, chúng ta cùng ngắm nhìn hành tinh xanh qua các bức ảnh được một số tàu con thoi và vệ tinh quan sát chụp từ không gian.

Hình ảnh châu Mỹ do NASA công bố năm 1997.
Biển băng trong mùa hè ở Bắc Cực tháng 9/2007.
Hình ảnh chi tiết với mầu sắc chân thực về trái đất, được thực hiện bằng cách ráp nối các hình ảnh về bề mặt lục địa, đại dương, biển băng và mây do vệ tinh quan sát ghi lại.
Hình ảnh châu Phi và Nam Cực do phi hành đoàn tàu Apollo 17 trên đường tới mặt trăng chụp ngày 7/12/1972.
Hình ảnh khu vực Bắc Mỹ trên trái đất.
Mặt trời chiếu sáng trên bề mặt trái đất có mây che phủ do phi hành đoàn tàu con thoi Discovery của Mỹ chụp ngày 18/3/1989.
Bão Ike chụp từ Trạm không gian quốc tế (ISS), bay cách trái đất gần 400 km ngày 13/9/2008.
Trạm ISS nhìn từ tàu con thoi Atlantis của Mỹ ngày 19/6/2007, với đường chân trời của trái đất có màu xanh chủ đạo và khoảng không gian bên ngoài màu đen.

Posted in Thiên văn, Tư liệu | Thẻ: , , | Leave a Comment »

[Mindmap] Tóm tắt nội dung phần chất khí

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 26 Tháng Ba, 2009

chat-khi

Click vào để xem ảnh to hơn.

Posted in Hệ thống bài học, Nhiệt học | Thẻ: , , , , | 1 Comment »

Những cái nhất của khoa học năm 2008

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 31 Tháng Mười Hai, 2008

khoahoc.com.vn – Những cái nhất của khoa học năm 2008.

Hành tinh nóng nhất, cây có niên đại cổ xưa nhất với gần một vạn năm tuổi và hố đen lớn nhất trong lịch sử thiên văn học thế giới đều được phát hiện trong năm nay. Dưới đây là những cái nhất về mặt định lượng theo bình chọn của tạp chí Newscientist.

Hai quả cầu hoàn hảo nhất

Tháng 7, một nhóm thợ thủ công tới từ nhiều nước công bố hai quả cầu silicon được cho là những vật thể tròn nhất trên hành tinh. Achim Leistner, một kỹ sư quang học Mỹ, giải thích về mức độ hoàn hảo của chúng: “Nếu hai quả cầu phình to bằng kích thước Trái đất, chúng ta sẽ thấy mức chênh lệch độ cao giữa điểm thấp nhất và điểm cao nhất vào khoảng 3-5 mét. Cặp cầu silicon này được thiết kế để trở thành vật chuẩn giúp các nhà khoa học đưa ra khái niệm về kilogram một cách chính xác hơn. Số lượng nguyên tử trong mỗi quả cầu là như nhau”.

Hành tinh nóng nhất

WASP-12b chỉ mất một ngày để xoay quanh ngôi sao của nó. Ảnh: NASA.

Tháng 10, các nhà thiên văn phát hiện một hành tinh có tên WASP-12b, nặng gấp khoảng 1,5 lần sao Mộc và chỉ mất hơn một ngày để xoay quanh ngôi sao riêng. Khoảng cách từ WASP-12b tới sao riêng của nó bằng 1/40 khoảng cách từ mặt trời tới trái đất. Theo tính toán của các chuyên gia, nhiệt độ trên WASP-12b vào khoảng 2.250 độ C, tương đương 1/2 nhiệt độ tại bề mặt của mặt trời. Do đó, đây là hành tinh nóng nhất mà con người từng phát hiện, đồng thời cũng là hành tinh có thời gian di chuyển trên quỹ đạo ngắn nhất.

Gia đình cổ xưa nhất

Bộ xương gia đình hạt nhân được phát hiện tại Đức gồm hai người lớn và hai trẻ em. Ảnh: Time.

Các nhà khảo cổ học Mỹ tìm thấy di cốt đôi vợ chồng và hai đứa con của họ được chôn cùng nhau cách đây khoảng 4.600 năm tại Eulau, Đức. Phân tích gene cho thấy hai đứa trẻ có ADN của người phụ nữ và nhiễm sắc thể Y của người đàn ông. Đây là gia đình hạt nhân (hình thái gia đình gồm cha mẹ và các con) sớm nhất mà chúng ta từng biết. Phát hiện này cho thấy ngay từ thời kỳ nguyên thủy, con người đã biết sống thành từng gia đình riêng, chứ không chỉ đơn thuần sống quần hôn theo kiểu bầy đàn.

Cây nhiều tuổi nhất

Cây vân sam có niên đại 9.555 năm ở Thụy Điển. Ảnh: Newscientist.

Trong năm qua, các nhà khoa học tìm thấy một cây vân sam có niên đại lên tới 9.555 năm tại tỉnh Dalarna, Thụy Điển. Đây là cây còn sống có tuổi thọ lớn nhất hành tinh và cũng có thể là sinh vật sống có niên đại vô địch địa cầu. Trước đó, các chuyên gia cũng tìm thấy những chiếc rễ của một cây dương lá rung có niên đại tới 80.000 ở bang Utah, Mỹ. Nhưng cây này không được coi là “nhà vô địch” về tuổi thọ trong thế giới sinh vật sống bởi nó đã chết từ rất lâu.

Xung ánh sáng có thời gian tồn tại ngắn nhất

Xung ánh sáng ngắn nhất thế giới diễn ra chỉ trong 80 phần tỷ giây đã được tạo ra trong tháng 6. Nó đủ ngắn để được sử dụng trong việc nghiên cứu chuyển động của các electron xung quanh các nguyên tử lớn hơn. Tuy nhiên, giới khoa học khẳng định rằng họ còn có thể tạo ra xung ánh sáng có thời lượng một phần nghìn tỷ giây.

Hố đen lớn nhất và nhỏ nhất trong vũ trụ

Hố đen nhỏ nhất vũ trụ đang hút khí bụi từ một ngôi sao trong một hệ thống sao có tên XTE J1650-500. Những tia X phát ra trong quá trình này giúp các nhà khoa học đo được khối lượng của hố đen. Ảnh: NASA.

Hồi đầu năm, các chuyên gia tại trạm thiên văn Tuorla của Phần Lan tìm thấy một hố đen có khối lượng gấp 18 tỷ lần Mặt trời. Với khối lượng ấy, nó trở thành hố đen lớn nhất trong vũ trụ.

Trong khi đó, một số nhà khoa học thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã tìm thấy hố đen nhỏ nhất vũ trụ trong một hệ thống sao mang tên XTE J1650. Với khối lượng gấp 3,8 lần Mặt trời, hố đen này giúp giới khoa học có thêm thông tin về giới hạn dưới đối với khối lượng của hố đen.

Những ngôi sao yếu nhất

Trong tháng cuối cùng của năm, các nhà thiên văn Mỹ lại phát hiện những ngôi sao mờ nhất trong Ngân hà. Những ngôi sao này, được gọi là sao yếu, có độ sáng gần bằng một phần triệu độ sáng của Mặt trời.

Theo VnExpress (Newscientist)

Posted in Thiên văn | Thẻ: , , , , | Leave a Comment »