Đã đóng

Học sinh bình thường cũng có thể giỏi Lý

Posts Tagged ‘mindmap’

[Mindmap] Chất rắn – Cấu tạo phân tử – Biến dạng chất rắn

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 27 Tháng Ba, 2009

chat-ranClick vào để có bản đầy đủ

Posted in Hệ thống bài học, Nhiệt học | Thẻ: , , , , , | Leave a Comment »

[Mindmap] Tóm tắt nội dung phần chất khí

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 26 Tháng Ba, 2009

chat-khi

Click vào để xem ảnh to hơn.

Posted in Hệ thống bài học, Nhiệt học | Thẻ: , , , , | 1 Comment »

Sơ kết phần chuyển động cơ học

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 27 Tháng Chín, 2008

Mindmap tôi làm bằng chương trình MindManager nên có phần hơi cứng, ngoài ra các dấu toán học như luỹ thừa, subscript cũng không làm được. Tuy nhiên, các bạn chỉ nên xem đây là gợi ý để các bạn tự vẽ mindmap của cá nhân mình. Mong được đóng góp để hoàn thiện hơn. Click vào để xem rõ ràng hơn.

Chú ý: Bài Cộng vận tốc tôi không tóm tắt vì nội dung rất đơn giản, chủ yếu là bài tập.

Posted in Hệ thống bài học, Học sinh, Vật lý | Thẻ: , , , , , , , , , , , | Leave a Comment »

Cách vẽ bản đồ tư duy (video)

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 24 Tháng Chín, 2008

Một video hướng dẫn cách vẽ bản đồ tư duy, các bạn có thể xem tại đây GRTB Media http://gocriengtrenban.blogspot.com/2008/09/videohng-dn-v-bn-t-duy.html.

thạc sĩ tâm lý Nguyễn Ngọc Quỳnh Dao đã giúp chúng ta tìm hiểu như thế nào là bản đồ tư duy và những ưu điểm của bản đồ tư duy. Đây là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để lập kế hoạch hay giải quyết một vấn đề nào đấy. Với bản đồ tư duy thì chúng ta có thể có một cái nhìn tổng quan và đầy đủ về các kế hoạch, dự án, đồng thời phát huy tối đa sức mạnh trí tuệ để giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.

Sơ lược một bản đồ tư duy.
– Hình ảnh trung tâm là vấn đề bạn cần giải quyết, hoặc quan tâm.
– Phân nhánh cấp I
– Phân nhánh cấp II
– Phân nhánh cấp III
Hoặc có thể có nhiều cấp, nếu vấn đề được mở rộng.
Để tiến hành một bản đồ tư duy, chúng ta cần: một tờ giấy, nên là khổ A4, một cây viết nên là viết màu, và một bộ não chịu hoạt đông. Chúng ta nên dùng loại giấy có khổ to khi vẽ để trí não được tự do thoải mái phát triển trí tưởng tượng, bởi vì nếu giấy nhỏ thì ý tưởng sẽ bị bó hẹp trong một khuôn khổ. Và nếu thiếu thì có thể dán thêm giấy.
Bản đồ tư duy hoạt động theo cơ chế liên tưởng của bộ não. Nếu não lười biếng không chịu suy nghĩ thì bản đồ tư duy cũng không được hình thành. Chính vì thế trước khi bắt đầu vẽ bản đồ chúng ta nên khởi động bộ não.
Để bắt đầu vẽ bản đồ tư duy, chúng ta nên chọn một chủ đề. Các bạn sẽ bắt đầu bằng một hình ảnh tượng trưng cho vấn đề của mình ngay tại vị trí trung tâm của tờ giấy.
Kế tiếp các bạn hãy nghĩ đến những vấn đề liên quan và vẽ các nhánh cấp 1, trên mỗi nhánh dùng một từ khóa. Tiếp đến các bạn sẽ liên tưởng tiếp và vẽ các nhánh cấp hai. Và cứ thế tiếp tục nếu chúng ta vẫn còn ý tưởng dồi dào…
Bản đồ tư duy là cách thể hiện suy nghĩ của chúng ta. Bài tập để rèn luyện tư duy có thể được luyện tập hàng ngày. Nếu thấy khó khăn và không suy nghĩ được khi thực hành với bản đồ tư duy thì chúng ta nên đi dạo hoặc thư giãn vì bản đồ tư duy không chỉ bó hẹp trong một không gian cố định. Bản đồ tư duy nếu được vẽ đi vẽ lại từ ngày này sang ngày khác, sẽ nảy sinh thêm nhiều ý tưởng mới!
Vậy là chỉ trong một thời gian ngắn, chúng ta sẽ lập được một bản đồ tư duy cho mỗi người. Khi nhìn vào bản đồ tư duy này, các bạn sẽ nhận thấy tất cả những việc mình sẽ phải làm, những mối tương quan phải giải quyết và thực hiện để đạt được mục tiêu trung tâm mà các bạn đã đề ra.

Nguồn: Sức sống mới

Posted in Kỹ năng học tập | Thẻ: , , , | 1 Comment »

Bản đồ tư duy là gì?

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 5 Tháng Chín, 2008

Bắt đầu từ phần này, tôi sẽ giới thiệu với các bạn về một công cụ ghi chú vừa lạ, vừa quen: BẢN ĐỒ TƯ DUY (MINDMAP). Quen là vì trước giờ, tôi chắc chắn ai cũng đã từng một lần thử nguệch ngoạc vẽ những đường thẳng đơn giản nối kết các ý. Lạ là vì chưa ai nhận thức được mức độ hiệu quả và thử làm việc này một cách nghiêm túc.

Từ trước đên nay, chúng ta được dạy, và đã quen với việc ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường thẳng, con số hay khoa học hơn là cách gạch đầu dòng, tóm ý. Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não – não trái,chưa hề sử dụng kỹ năng nào bên não phải, nơi giúp chúng ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian và sự mơ mộng. Hay nói cách khác, chúng ta vẫn thường đang chỉ sử dụng 50% khả năng bộ não của chúng ta khi ghi nhận thông tin. Với mục tiêu giúp chúng ta sử dụng tối đa khả năng của bộ não, Tony Buzan đã đưa ra Bản đồ tư duy để giúp mọi người thực hiện được mục tiêu này. Đó là lý do tại sao Bản Đồ Tư Duy được gọi là công cụ ghi chú tối ưu.

Có thể hình dung qua công thức sau:

Ghi nhớ tốt + Từ khoá + Não trái phải = BẢN ĐỒ TƯ SUY

Bản đồ tư duy là gì?

Bản đồ tư duy (Mindmap) là phương pháp được đưa ra để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện của 1 câu truyện) thì não bộ còn có khả năng tạo sự liên kết giữa các dữ kiện với nhau. Phương pháp này khai thác cả hai khả năng này của bộ não.

Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng bản đồ tư duy, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình vẽ, trong đó các đối tượng liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách biểu diễn như vậy, các dữ liệu được ghi nhớ và hấp thụ dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Thay vì dùng chữ viết để miêu tả một chiều, Bản đồ tư duy biểu thị toàn bộ cấu trúc chi tiết của một đối tượng bằng hình ảnh hai chiều. Nó chỉ ra dạng thức của đối tượng, sự quan hệ hỗ tương giữa các khái niệm có liên quan và cách liên hệ giữa chúng với nhau bên trong của một vấn đề lớn.

Posted in Học sinh, Kỹ năng học tập, Nghề giáo | Thẻ: , , , , , | Leave a Comment »