Đã đóng

Học sinh bình thường cũng có thể giỏi Lý

Posts Tagged ‘Hiện tượng vật lý’

Nụ cười của trăng và sao trên nền trời

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 2 Tháng Mười Hai, 2008

Mặt trăng lưỡi liềm kết hợp với sao Thổ và sao Kim hai bên tạo thành hình mặt cười đêm qua. Hình ảnh kỳ thú này có thể quan sát được ở nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, người ta cũng có thể thấy hiện tượng này.

tr3.jpg

Mắt cười: Trăng và sao rất sáng ở Việt Nam. Ảnh: Hoa Học Trò Online.

Bầu trời đêm qua trên thành phố Brisbane, Australia. Ảnh: Fox News.
Hình mặt cười trên nền trời thành phố Kathmandu, Nepal. Ảnh: Reuters.
Dân Kathmandu trầm trồ ngắm nhìn bầu trời. Ảnh: Reuters.
Mặt trăng, sao Thổ và sao Kim trên nền trời đêm thành phố Tel Aviv, Israel. Ảnh: AFP.
Thành phố Los Angeles đêm 30/11.
Thành phố Los Angeles trong đêm trăng đầu tháng. Ảnh: Reuters.
Sao sáng trên trời thành phố Canberra, Canada. Ảnh: Fox News.

Trên bầu trời cảng Melbourne, Australia. Ảnh: The Age.

Posted in Hiện tượng vật lý, Thiên văn | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Sao băng trên bầu trời Hà Nội

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 24 Tháng Mười, 2008

Chiều 22/10, chị Thoa cùng đồng nghiệp làm việc ở tầng 12, khu đô thị Nam Trung Yên lần đầu tiên được chứng kiến mưa sao băng trên bầu trời. Nhiều người dân ở Hà Nội cũng được chiêm ngưỡng hiện tượng kỳ thú này.

Anh Hoàng, một người dân ở Giáp Bát, cho biết thời điểm anh nhìn thấy mưa sao băng vào khoảng 17h ngày 22/10.

Theo một chuyên gia thiên văn, mưa sao băng là các hạt băng, đá, bụi nhỏ (tàn dư của sao chổi Halley) tích tụ tạo thành những đám mây bụi. Khi quỹ đạo trái đất đi qua vệt bụi này, các mảnh vật chất nhỏ bốc cháy trong bầu khí quyển, tạo ra những vệt sáng dài (mưa sao băng). Nhìn lên trời, trông các vệt sao băng dường như phát ra từ một chòm sao, và chúng thường được đặt tên theo chòm sao đó.

Trận mưa sao băng ngày 21-22/10 xảy ra ở gần chòm sao Orionids, và ban đêm là thời điểm xem thích hợp nhất.

“Theo quan sát, đêm 21/10, mỗi giờ có 5-6 sao băng nhưng thấp hơn nhiều so với dự đoán của các nhà khoa học”, chuyên gia nói trên cho biết thêm.

Cũng theo ông, trong năm nay có nhiều trận mưa sao băng và ngày 21-22/10 không phải là đợt mưa sao băng đẹp nhất. “Thông thường, ngày 14-18/11 sẽ có trận mưa sao băng đẹp nhất trong năm, từ chòm sao Leonids (Sư tử)”.

Hình ảnh mưa sao băng chụp được tại Hà Nội ngày 29/7. Ảnh: Photobucket.

Trước đó, ngày 12/8 cũng xuất hiện mưa sao băng Perseids, một trong những trận mưa sao băng lớn nhất của năm.

Trong thời gian tới, sẽ xuất hiện các trận mưa sao băng: South Taurids (cao điểm ngày 6/11), North Taurids (11-12/11), Leonids (14-18/11), Geminids (14/12) và Ursids (22-23/12).

Mưa sao băng hầu như xuất hiện vào những thời điểm giống nhau trong một năm. Nguyên nhân do các hạt bụi vũ trụ phân bố theo quỹ đạo hình elip và quay quanh Mặt Trời theo chu kì nhất định. Nếu quỹ đạo của Trái Đất cắt ngang quỹ đạo của một đám bụi vũ trụ nào đó thì it nhất mỗi năm vào đúng thời điểm nhất định, Trái Đất sẽ một lần xuyên qua lớp bụi vũ trụ đó và xảy ra hiện tượng mưa sao băng trong thời gian đó.

Theo VnExpress

Tham khảo thêm:

Posted in Hiện tượng vật lý, Thiên văn | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Giải thích sự hình thành mây dạ quang

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 6 Tháng Mười, 2008

Một nhà vật lý học plasma thuộc Viện công nghệ California (Caltech) cuối cùng đã tìm ra lời giải đáp cho đặc điểm kỳ lạ của những đám mây dạ quang, chấm dứt bí ẩn kéo dài nhiều thập kỷ. Mây dạ quang là những dải mây mỏng lưa thưa bay lượn ở độ cao 85 km.

Mây dạ quang (‘noctilucent cloud’ hay ‘night-shining cloud’) lần đầu tiên được mô tả vào năm 1885, hai năm sau sự kiện phun trào của đảo núi lửa Krakatoa (Indonesia). Núi lửa đã phun một trùm tro bụi và mảnh vụn lên bầu khí quyển Trái Đất đạt tới độ cao 80km. Sự kiện này đã ảnh hưởng tới khí hậu và thời tiết toàn cầu trong nhiều năm và có lẽ đã tạo ra những đám mây dạ quang đầu tiên.

Ảnh hưởng của vụ phun trào núi lửa Krakatoa dần dần cũng mất đi, nhưng những đám mây tích điện màu xanh lục bất thường thì vẫn còn lại. Chúng náu mình trong tầng giữa mỏng manh của Trái Đất – đây là vùng khí quyển bên trên với áp lực nhỏ hơn 10.000 lần áp lực trong nước biển. Có thể nhìn thấy mây dạ quang vào lúc trời chập choạng, chúng xuất hiện thường xuyên nhất vào các tháng mùa hè từ 50 đến 70 độ bắc và nam mặc dù trong những năm gần đây chúng đã xuất hiện ở vùng phía nam như Utah và Colorado. Mây dạ quang là một hiện tượng xảy ra vào mùa hè bởi bầu khí quyển ở độ cao 85 km lạnh nhất khi mùa hè đến, thúc đẩy quá trình hình thành hạt băng tạo nên đám mây.

Paul M. Bellan – giáo sư vật lý ứng dụng tại Caltech cho biết: “Phạm vi có mây dạ quang dường như đang tăng lên, có lẽ vì khí hậu toàn cầu đang ấm dần lên”.

Theo các nhà nghiên cứu tại Poker Flat (Alaska), hai mươi lăm năm về trước họ đã phát hiện rằng đám mây phản chiếu mạnh với rađa. Đặc tính khác thường này từ lâu đã khiến các nhà khoa học phải băn khoăn, trăn trở. Công bố trên số ra tháng 8 tờ Journal of Geophysical Research-Atmospheres, Ballen cuối cùng đã có lời giải thích: các hạt băng trong mây dạ quang được bao phủ bởi một lớp kim loại mỏng có thành phần bao gồm natri và sắt. Lớp màng kim loại đã khiến sóng rađa phản xạ gợn sóng trong đám mây giống như hiện tượng tia X phản xạ từ lưới tinh thể.

Mây dạ quang là gì? – Là những đám mây vùng cực ở tầng giữa. Chúng rất quen thuộc với những người quan sát mây dạ quang qua vệ tinh. Do chúng ở độ cao lớn, gần ranh giới với khoảng không vũ trụ, mây dạ quang thường phát sáng ban đêm khi tia nắng mặt trời chiếu vào phía dưới chúng còn bầu khí quyển thì chìm trong bóng tối. (Ảnh: ufoarea)

Nguyên tử natri và sắt thu thập được trong tầng khí quyển bên trên sau khi sao băng siêu nhỏ nổ tung trên bầu trời. Các nguyên tử kim loại này định cư trong lớp hơi nước mỏng ở ngay trên độ cao nơi xảy ra mây dạ quang. Các nhà thiên văn học mới đây đã sử dụng lớp natri để tạo ra ngôi sao chỉ dẫn nhân tạo chiếu sáng nhờ tia laze cho chiếc kính viễn vọng quang học thích nghi nhằm loại bỏ hiệu ứng gây nhiễu loạn của bầu khí quyển để có được những bức hình về bầu trời rõ nét hơn.

Các biện pháp xác định độ đậm đặc của các lớp hơi nước có nguyên tử natri và sắt cho thấy hơi nước kim loại giảm đi tới 80% khi có mây dạ quang hiện diện. Bellan cho biết: “Mây dạ quang giống như một cái bẫy ruồi đối với nguyên tử natri và sắt”. Qua các thí nghiệm thực hiện trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu khác cũng phát hiện ra rằng ở nhiệt độ lạnh lẽo (-123 độ C) bên trong đám mây dạ quang, nguyên tử trong hơi nước có natri sẽ nhanh chóng đọng lại trên bề mặt băng để hình thành màng kim loại.

Ông nói: “Nếu có các hạt băng phủ kim loại trong mây dạ quang thì rađa sẽ phản ứng rất mạnh. Hiện tượng này không phải là tổng hợp của các phản ứng đối với từng hạt băng. Trên thực tế các hạt băng không gây ra phản ứng mạnh đến thế. Điều mấu chốt chính là các đường gợn sóng của đám mây có chứa hạt băng phủ kim loại đã phản xạ cùng nhau và củng cố cho nhau, hiện tượng này giống như một đoàn diễu hành đều bước qua cầu và khiến cây cầu rung chuyển”.

Trà Mi (Theo ScienceDaily)

Posted in Hiện tượng vật lý | Thẻ: , , | Leave a Comment »

‘Sát thủ’ đáng sợ từ đáy Bắc Băng Dương

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 28 Tháng Chín, 2008

Bờ biển Siberia: Methane hydrat đang tan chảy ở đáy biển. Ảnh: AP.

Bong bóng khí nổi lên trên diện rộng từ đáy biển: hiện tượng chấn động này vừa được một đoàn thám hiểm quan sát thấy. Đáy biển Bắc Cực rõ ràng là đang phóng thích rất nhiều khí methane – một sát thủ khí hậu.

Đại dương dường như đang sôi sục quanh tàu “Jacob Smirnitskyi”. Bong bóng khí nổi lên mặt nước quanh chiếc tàu nghiên cứu Nga dài 70 m. Đây là hiện tượng đáng lo ngại trong vùng biển ngoài khơi Siberia, nơi lạnh đến mức chỉ riêng ý nghĩ về nước sôi không thôi dường như đã là buồn cười.

Trong lúc khí đang nổi lên giống như có ai đó vừa mở nắp một chai nước khoáng vô hình khổng lồ, nhóm chuyên gia Nga – Thụy Điển của dự án “Nghiên cứu thềm lục địa Siberia 2008” đã nhanh chóng biết rõ họ đang đối mặt với việc gì: Methane – một sát thủ khí hậu đầy tiềm năng, có tác động nhiều hơn khí CO2 gấp 20 lần – đang tìm đường đi vào không khí ngay trước mắt họ. Chất khí này thật ra thường nằm ở đáy biển dưới dạng hỗn hợp băng methane, cái được gọi là methane hydrate. Các nhà nghiên cứu phỏng đoán có khoảng 540 tỷ tấn chỉ riêng cho vùng thềm lục địa Siberia.

Về nguyên tắc, người ta lưu tâm đến methane hydrate vì nó cũng có thể là một nguồn cung cấp năng lượng. Thế nhưng trong thời gian gần đây các nhà khoa học đang lo ngại về tính ổn định của nó trong vùng Bắc cực. Vấn đề là ở chỗ những nơi đóng băng vĩnh cữu ở đáy biển, cho đến nay vẫn đang “gói gém” an toàn lượng khí này, rõ ràng là đã bắt đầu tan chảy vì Trái đất nóng ấm lên.

Methane hydrat trong trầm tích từ đáy biển. Ảnh: AP / USGS.

Khí methane theo đó có thể lên thoát vào khí quyển, tiếp tục làm cho Trái đất nóng ấm thêm và qua đó lại tiếp tục phóng thích thêm nhiều khí methane từ Bắc Băng Dương. Các nhà nghiên cứu người Nga dự đoán rằng nồng độ methane của bầu khí quyển có thể tăng lên gấp 12 lần vì lượng khí đang được trữ dưới Bắc cực.

Hiện tượng khí từ đáy biển thoát lên trên diện rộng dường như không còn phải tranh cãi nữa. Vào mùa hè vừa qua, nhà nghiên cứu người Nga, bà Natalia Schachowa, đã tường thuật về việc methane hydrate đang vỡ vụn ra, và năm nay lại có tường thuật từ tàu “Jacob Smirnitskyi”.

Nếu như trong những trường hợp khác khí methane tự do chỉ hòa tan vào trong nước thì nay nó lại sủi bọt thoát lên mặt biển. Một dấu hiệu cho thấy khí ở đáy biển được phóng thích một cách nhanh chóng không bị kìm hãm. Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu quan sát trực tiếp được quá trình đáng lo ngại của biển sủi bọt.

Hiện thực đáng lo ngại này có thể mang lại nhiều hậu quả khủng khiếp cho khí hậu. Trái đất đã bước vào lòng lẩn quẩn mà trong đó nhiệt độ nóng ấm lên của nước làm tan chảy ngày càng nhiều đất đóng băng và qua đó lại phóng thích thêm nhiều khí methane hơn? “Vẫn còn quá sớm để khẳng định rằng chúng ta đã đến một điểm như vậy”, nhà nghiên cứu Bắc cực Örjan Gustafsson nói. “Chúng tôi dứt khoát phải cần thêm nhiều nghiên cứu thực tiễn nữa,” ông nói.

Phan Ba (theo Spiegel Online)

Posted in Hiện tượng vật lý | Thẻ: | Leave a Comment »

Lý giải hiện tượng hào quang mặt trời ở Đà Nẵng

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 16 Tháng Chín, 2008

Hình ảnh hào quang quanh mặt trời chụp tại TP Đà Nẵng trưa 15/9 (Ảnh: VTC News)
VTC-Ông Lê Huy Minh, Phó Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu cho biết, vầng hào quang quanh mặt trời vừa xuất hiện ở TP Đà Nẵng là hiện tượng khúc xạ gần giống như cầu vồng, hiếm khi quan sát được ở Việt Nam.

>> Chuyện lạ: Mặt trời xuất hiện hào quang

Theo nguyên lý của cầu vồng thì khi ánh sáng mặt trời truyền qua khí quyển, do điều kiện hơi nước, ánh sáng bị tán sắc thành 7 màu rực rỡ.

Theo đó, hiện tượng hào quang quanh mặt trời xuất hiện ở Đà Nẵng cũng giống như vậy, có thể coi là một dạng cầu vồng khác!

Ông Minh lý giải, đây chỉ là hiện tượng quang học do điều kiện khí quyển ở bầu trái đất và chỉ xảy ra trong tầng khí quyển chứ không phải là hiện tượng mặt trời, bởi nếu là hiện tượng mặt trời thì mắt thường không thể nhìn thấy được.

Hiện tượng khí quyển kỳ lạ này nhiều nơi trên thế giới cũng đã thấy, nhưng ở Việt Nam, đây là hiện tượng hiếm khi quan sát được.

Tuy nhiên, ông Minh khẳng định, mặt trời tỏa hào quang ở TP Đà Nẵng chỉ là hiện tượng xảy ra ở bầu khí quyển trái đất chứ không phải là hiện tượng bùng nổ sắc cầu ở mặt trời.

Ông Minh cho biết thêm, hiện tượng bùng nổ sắc cầu trên mặt trời cũng xuất hiện rất nhiều vầng hào quang đẹp ở khu vực đĩa mặt trời nhưng chỉ quan sát được hiện tượng này bằng kính thiên văn, kính viễn vọng trên các con tàu vũ trụ.

“Nếu hiện tượng hào quang xảy ra ở đĩa mặt trời mà quan sát được bằng mắt thường thì sẽ vô cùng phức tạp, trái đất sẽ có bão từ rất lớn” – ông Minh nói.

Posted in Hiện tượng vật lý | Thẻ: , , , , , , , | Leave a Comment »