Đã đóng

Học sinh bình thường cũng có thể giỏi Lý

Posts Tagged ‘Kỹ năng sống’

[Kỹ năng]Đắc nhân tâm – Dale Carnegie – Nguyễn Hiến Lê

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 5 Tháng Tư, 2009

Tải xuống bản pdf.

Khuyến khích nên mua sách có bản quyền.

Posted in Kỹ năng sống, Sách | Thẻ: , , , , | Leave a Comment »

Đắc nhân tâm – (Lite)

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 16 Tháng Ba, 2009

  1. Những thuật căn bản để dẫn đạo người
    1. HÃY BIẾT KHOAN DUNG, THA THỨ.
    2. HÃY KHEN NHIỀU VÀ BỚT CHÊ BAI.
    3. TÔN TRỌNG ƯỚC MUỐN CỦA NGƯỜI KHÁC.

       

  2. Sáu cách để gây thiện cảm
    1. THÀNH THỰC CHÚ TRỌNG TỚI MỌI NGƯỜI, YÊU THƯƠNG HỌC THẬT SỰ
    2. GIỮ NỤ CƯỜI TRÊN MÔI.
    3. CỐ GẮNG NHỚ TÊN TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI ĐÃ GẶP.
    4. CHĂM CHÚ LẮNG NGHE, KHUYẾN KHÍCH NGƯỜI KHÁC NÓI VỀ HỌ.
    5. NÓI VỀ SỞ THÍCH, HOÀI BÃO CỦA NGƯỜI TA.
    6. NÓI VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA HỌ

       

  3. Mười hai cách dẫn dụ người khác cho họ nghĩ như mình
    1. ĐỪNG CỐ GẮNG GIÀNH CHIẾN THẮNG TRONG CUỘC TRANH CÃI.
    2. TÔN TRỌNG Ý KIẾN CỦA MỌI NGƯỜI, KHÔNG BAO GIỜ NÓI RẰNG HỌ ĐÃ LẦM.
    3. NẾU MÌNH LẦM, HÃY VUI VẺ CHẤP NHẬN.
    4. NÊN ÔN TỒN, KHÔNG NÊN XẴNG GIỌNG.
    5. ĐẶT CÂU HỎI ĐỂ NGƯỜI TA TRẢ LỜI CÓ.
    6. ĐỂ NGƯỜI TA NÓI THOẢ THÍCH TRƯỚC.
    7. LÀM CHO NGƯỜI TA TIN RẰNG: CHÍNH HỌ PHÁT KHỞI RA Ý KIẾN MÀ HỌ ĐÃ DẪN RA CHO HỌ.
    8. THÀNH THẬT GẮNG SỨC XÉT THEO QUAN ĐIỂM CỦA NGƯỜI.
    9. HÃY TẶNG CHO NGƯỜI TA: SỰ QUÝ MẾN, HIỂU BIẾT VÀ THƯƠNG HẠI.
    10. KHÊU GỢI TỚI TÌNH CẢM CAO THƯỢNG.
    11. BIẾT CÁCH KÍCH THÍCH THỊ GIÁC VÀ ÓC TƯỞNG TƯỢNG CỦA NGƯỜI TA.
    12. THÁCH ĐỐ, KHÍCH TƯỚNG NHỮNG NGƯỜI CÓ NHIỆT HUYẾT.

       

  4. Chín cách sửa tính người mà không làm cho họ giận dữ, phật ý
    1. TRƯỚC HẾT, NÊN THÀNH THẬT KHEN HỌ VÀI LỜI.
    2. ĐỪNG CHỈ TRÍCH TRỰC TIẾP, HÃY TÌM CÁCH NÓI HÀM Ý.
    3. TRƯỚC KHI CHỈ TRÍCH, PHẢI THÚ NHẬN LỖI CỦA MÌNH.
    4. ĐỪNG
      RA LỆNH. THAY VÀO ĐÓ, HÃY ĐẶT CÂU HỎI.
    5. GIỮ THỂ DIỆN.
    6. CÔNG BÌNH NHẬN RA SỰ CỐ GẮNG CỦA HỌ.
    7. TÁN DƯƠNG HỌ, ĐỂ TẠO ĐỘNG LỰC CHO HỌ.
    8. CHỈ RA RẰNG SỬA CHỮA LỖI LẦM THẬT DỄ DÀNG
    9. TẠO CHO HỌ CẢM GIÁC SUNG SƯỚNG KHI LÀM VIỆC MÀ BẠN ĐỀ NGHỊ

    Chú ý: Các nội dung trên đây được tóm gọn từ cuốn “Đắc nhân tâm” (Dale Carnegie) dựa theo bản dịch của Học giả Nguyễn Hiến Lê. Tuy nhiên, các bài chi tiết do Góc Riêng Trên Bàn thực hiện dựa trên những lời khuyên của Dale Carnegie. Xin chân thành cám ơn.

Posted in Học sinh, Kỹ năng sống | Thẻ: , | Leave a Comment »

10 nguyên tắc lớn cho cuộc nói chuyện nhỏ

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 19 Tháng Hai, 2009

Bất kỳ ai từng đi dự tiệc hay liên hoan đều biết rằng việc nói chuyện trong những buổi đó không dễ vì những âm thanh xung quanh. Mặt khác, việc trò chuyện với người lạ có thể gây lúng túng, không tự nhiên, thậm chí còn phiền hà. Tuy nhiên, chúng ta có thể điều khiển được nó với một nguyên tắc “vàng” – bạn không cần quá thông minh, chỉ cần thú vị và tinh tế. Nếu bạn bắt đầu bằng một vấn đề đơn giản, kể cả là những lời bình luận rõ ràng, nó cũng giúp người nghe cảm thấy dễ chịu hơn”.

10 nguyên tắc lớn sau bạn nên tham khảo:

Chuẩn bị một chút ở nhà

Nếu kỹ năng chuyện trò của bạn không được khá lắm thì bạn nên chuẩn bị trước từ nhà một số chủ đề để nói chuyện trước khi tới bữa tiệc. Nếu đã gặp chủ nhà trước đó, bạn nên nhớ những thứ liên quan tới cô ấy/anh ấy như niềm đam mê tennis hay một chuyến đi chơi nào đó có sự tham gia của cả hai người. Hoặc đơn giản với những người khách lạ khác, bạn có thể nói chuyện về những tin tức mới và nóng hổi trong ngày, phim ảnh hay sách truyện…

Chào hỏi thích hợp

Ôm hôn hay không? Thông thường một cái bắt tay chặt là an toàn và thích hợp trong mọi tình huống. Đối với các bữa tiệc mà đa số mọi người đều quen biết thì các nguyên tắc mềm dẻo hơn. Nói chung, cách tiếp đón, chào hỏi trong 1 buổi tiệc nên hợp người, hợp cảnh.

Nhớ tên

Những lời giới thiệu sẽ qua ngay vì tên tuổi chỉ được nhắc tới nhanh chóng trong màn chào hỏi nên bạn rất khó nhớ tên mọi người. Giải pháp ở đây là nói chậm và nhắc lại tên khách sau khi họ giới thiệu xong. Nếu người nào có tên hơi lạ một chút bạn nên dành thời gian để nhớ. Bạn có thể nói khéo: “Xin lỗi anh. Để tôi đọc thử lại tên anh nhé. Tôi đọc như vậy đã đúng chưa nhỉ?” Tương tự, nếu ai đó nói quá nhỏ bạn không nghe rõ, bạn có thể nhờ họ nhắc lại tên và sau đó giới thiệu tên mình một cách rõ ràng.

Nếu bạn quên tên một ai đó, bạn nên kín đáo nhờ một người khác giúp đỡ hoặc lắng nghe trong cuộc nói chuyện để xem mọi người gọi anh ấy/cô ấy là gì. Nếu không ai nhớ rõ, bạn có thể tự làm điều đó. Đừng sợ và không nên cảm thấy kinh hãi. bạn có thể nói: “Xin lỗi, thật không thể tin nổi mình lại đãng trí không nhớ tên bạn. Bạn có thể giới thiệu lại tên cho mình không?”. Chuyện này là bình thường và bạn không phải lo ngại họ sẽ đánh giá bạn này nọ.

Không nên ngăn cản làm mất hứng nói chuyện

Hãy nên bắt đầu cuộc trò chuyện bằng việc giao cho người khác việc gì đó để làm nhưng đừng đặt ngay vào công việc nặng và khó. Ví dụ, nếu được hỏi bạn làm nghề gì, đừng đưa ra câu trả lời cụt lủn vì nó làm người hỏi buộc phải hỏi thêm nhiều câu hỏi nữa. Bạn nên thêm thắt vào câu trả lời của mình để dẫn dắt câu chuyện.

Mở rộng đề tài nói chuyện

Mọi người thích nói về bản thân nên hãy trở thành người lắng nghe tuyệt vời. Nếu bạn đang ở trong buổi triển lãm tranh, bạn có thể hỏi người kia xem họ thích bức tranh nào nhất. Sau đó, nếu bạn chưa từng gặp những người khách đó, bạn có thể hỏi về nghề nghiệp, sở thích… Nhưng bạn nên nhớ không nhất thiết khi tới triển lãm tranh thì những câu hỏi cũng phải liên quan tới hội hoạ. Bạn có thể nói chuyện về đôi giày hay món trang sức họ đang mang. Đôi khi, bạn hỏi về ý nghĩa mặt dây chuyền cô ấy đang đeo là thế nào hay chiếc vòng tay lạ anh này đeo cũng mở ra cho bạn vô số chủ đề để tiếp tục chuyện trò.

Khi có nghi ngờ, hãy thảo luận

Nghe có vẻ như một việc muốn thoát khỏi trách nhiệm nhưng nó lại hiệu quả. Đó là một thứ bạn chia sẻ. Nếu bạn bình luận về âm nhạc hay hay kiểu trang trí hoa đẹp hoặc dãy bàn bày biện đồ ăn dài thế nào và được những người khác đồng tình nghĩa là họ sẵn sàng nói chuyện với bạn. Một biện pháp dự phòng khác là câu hỏi đặc trưng “Bạn thấy chủ nhà thế nào?”

Thêm “gia vị” cho buổi nói chuyện nhạt nhẽo

Đừng hoảng sợ khi có một khoảng lặng trong cuộc trò chuyện. Sự yên lặng không dài như bạn nghĩ. Chúng ta cần nhớ rằng khi mình nói ra điều gì đó thì người khác cần có thời gian để xử lý thông tin. Vì thế, bạn nên coi thời gian tĩnh là giai đoạn chuyển đổi. Đôi khi, sự yên lặng lại là cần thiết vì bạn không muốn mình trông giống như một chàng ngốc bập bẹ. Nếu bạn nhận thấy người đối diện đang sắp hết chuyện để nói thì bạn nên cho anh ta cơ hội để tĩnh một chút. Mặt khác, bạn có thể lái cuộc nói chuyện sang một hướng khác bằng cách sử dụng 1 trong những cách trước và đừng lo lắng vì đã tạo ra khoảng trống trong câu chuyện.

Giới thiệu hợp lý

Dấu hiệu nhận biết rõ ràng của một người biết nói chuyện hoà nhã và khéo léo là khả năng giới thiệu mọi người một cách không gượng ép. Cùng với việc nói tên, bạn có thể đưa thêm chút thông tin về từng người hoặc là một mối quan tâm nên chia sẻ để tạo sự thuận lợi cho buổi nói chuyện. Thành thật và chân thành khi cung cấp thông tin là điều quan trọng và bạn nên cố gắng nói chậm tên mọi người khi giới thiệu. Ví dụ như: “Kate, giới thiệu với bạn đây là Jane. Jane và chồng cô ấy vừa mới chuyển từ Cincinati tới. Jane rất thích vẽ và abnr thân cô ấy cũng là một hoạ sĩ. Giới thiệu với Jane đây là Kate. Cô ấy là giám đốc một viện bảo tàng các thiết bị thông tin liên lạc”.

Mọi việc cũng cần khéo léo và tinh tế khi một người bạn quên mất một tên ai đó trong buổi nói chuyện. Trong trường hợp đó, bạn có thể nhắc tên một người và ra hiệu cho người kia. Mọi người sẽ luôn nhận thấy được bạn đã quên hay muốn biết tên họ. Để xử lý tình huống, bạn có thể nói tên của người bạn biết rồi sau đó nói với người kia. Tiếp đến, bạn nhường lời giới thiệu cho hai người.

Xoa dịu những tình huống khó chịu

Kiểu thứ nhất là người bạn đã gặp một vài lần nhưng lại cư xử như thể hai người chưa từng quen biết. Lúc ấy, bạn có thể nói: “Anh có thể không nhớ nhưng tôi nhớ rõ chúng ta đã gặp nhau trong buổi gây quỹ từ thiện của anh hai năm trước đây.

Kiểu thứ hai là người xâm chiếm không gian cá nhân của bạn. Có một người từng xử lý tình huống như sau: “Tôi không nói gì cả, tôi chỉ lùi lại. Nếu họ dồn tôi tới tận tường, tôi sẽ khéo léo di chuyển quanh họ. Nếu họ theo tôi, tôi sẽ đưa tay tới bất cứ chỗ nào có ly cocktail của mình, thế nên họ phải nới rộng khoảng không để tôi làm việc đó”.

Kiểu người thứ ba sẽ không ngừng nói về bản thân và chẳng buồn hỏi bạn câu nào. Nếu ai đó là người muốn mình trở thành trung tâm, bạn nên khéo léo tách ra khỏi cuộc nói chuyện đó.

Rút lui một cách khéo léo

Bạn nên dùng cụm từ “Tôi cần…” khi muốn rút lui. Ví như: “Tôi cần lấy chút đồ ăn. Tôi chưa ăn gì từ sáng đến giờ.” hay “Tôi cần nói chuyện với một đối tác ở đằng kia” hoặc “Tôi phải gặp MC một chút”… Lẫy đồ uốgn mới, đi vệ sinh, tán gẫu với một người bạn vừa tới và ra ngồi riêng với bạn đời đều là những lý do hợp lý.

Nếu bạn thấy mình trở nên lạc lõng với những câu chuyện mà mọi người đang bàn luận thì chứng tỏ bạn đang chán. Bạn có thể nói: “Mình đang muốn nói chuyện với bạn về các công việc từ thiện và hi vọng chúng ta sẽ gặp nhau trong một lần khác”.

Posted in Kỹ năng sống | Thẻ: , , | 1 Comment »

5 điều cần biết để có trí nhớ tốt

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 3 Tháng Mười, 2008

Dù là một cái tên, một ngày hay một lời chỉ dẫn thì vẫn luôn có điều gì đó mới mẻ trong đó để ghi nhớ. Nhưng có lẽ bạn sẽ cảm thấy các tế bào não bé nhỏ của mình không có đủ chỗ để chứa đựng các thông tin mới nhất. Mà thật bất hạnh là chúng ta lại không có ổ cứng dự phòng bên ngoài. Nhưng đừng nên vì thế mà tuyệt vọng. Một số nghiên cứu gần đây đã tiết lộ cơ chế hoạt động của trí nhớ cùng với những việc bạn có thể làm để cải thiện trí nhớ.

1. Trí nhớ bổ sung

Bạn không muốn hết hết những gì học được hôm nay? Vậy thì hãy đi ngủ. Giấc ngủ lý tưởng dài 90 phút sẽ giúp bạn ghi lại những gì đã xảy ra và những gì học được trong ngày. Khi bạn ngủ vào ban đêm, bộ não sẽ tạo các ký ức về sự kiện xảy ra trong ngày hôm đó.

Nhưng khi bộ não chứa quá nhiều ký ức dài hạn thì bạn sẽ gặp khó khăn với việc nhớ các sự kiện mới xảy ra.

Các nhà khoa học đã từng cho rằng trí nhớ cải thiện khi tế bào thần kinh mới được tạo ra ở mã ngư – khu vực hình thành trí nhớ trong não. Trên thực tế, bộ não có ít nơron thần kinh hơn bình thường phát triển ở khu vực mã ngư cũng có thể có trí nhớ tốt hơn.

Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện được rằng chứng đau nửa đầu, âm nhạc, thói quen, kẽm và suy nghĩ có thể cải thiện được trí nhớ của mỗi người.

2. Trí nhớ mệt mỏi

Theo một nghiên cứu có sử dụng các bức ảnh biểu thị cho thấy tranh ảnh đã biến đổi có thể bóp méo cách quan niệm về quá khứ của bạn. Bức ảnh nổi tiếng đầu tiên là hình một người đàn ông chặn đoàn xe tăng tại quảng trường Tiananmen vào năm 1989 với hình ảnh đông đảo người xem được cho thêm vào ảnh gốc. Bức ảnh thứ hai là về cuộc biểu tình chống chiến tranh vào năm 2003 tại Rome, bức ảnh đã được cho thêm hình cảnh sát chống bạo loạn và cả những người chống đối đeo mặt nạ. Những người xem hai bức ảnh đã bị biến đổi này sẽ nhớ đến hình ảnh trong quá khứ mang tính bạo lực hơn, với tổn thất nhiều hơn so với những người xem ảnh gốc. Người xem ảnh bị bóp mép cũng cảm thấy không mấy sẵn sàng khi tham tham gia vào các hoạt động như thế trong tương lai so với những người xem ảnh không chỉnh sửa.

Kết quả này cũng không mấy ngạc nhiên. Những người tham gia trong các nghiên cứu trước đó cũng nghĩ rằng các bức ảnh tưởng tượng ra là có thật.

3. Trí nhớ lão hóa

Phần lớn là do suy giảm chức nằng vùng mã ngư theo tuổi tác, người lớn tuổi thường bị mất trí nhớ theo giai đoạn. Điều này hạn chế khả năng hồi tưởng lại các ký ức sống động, những điều đã thấy, đã nghe hoặc đã cảm nhận được từ các sự kiện trong quá khứ. Và vì chúng ta sử dụng cùng một bên não để tưởng tượng và ghi nhớ nên người lớn tuổi không những trở nên đãng trí mà còn gặp khó khăn khi ghi nhớ các tình huống giả thuyết. Nhưng một số người lớn tuổi đã biết cách hạn chế suy giảm trí nhớ bằng cách duy trì đời sống xã hội tích cực, họ luôn tin rằng họ vẫn có trí nhớ tốt.

Tập thể dục để giảm nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ. (Ảnh: traceyfoster)

Thú vị là, các nhân tố của bệnh mất trí – như béo phì, căng thẳng quá mức và hàm lượng cholesterol cao – lại trùng với các nhân tố của bệnh tim mạch. Các nhà khoa học phát hiện thấy nếu có một trong những nhân tố nguy cơ nói trên sẽ làm tăng gấp đôi khả năng mắc bệnh mất trí nhớ. Và nếu có cả 3 nhân tố nguy cơ thì nguy cơ bị mất trí nhớ tăng lên 6 lần. Kiểm soát được 3 nhân tố này có thể giúp bảo vệ tim và trí óc. Nhưng ngoài ra chúng ta cũng không thể phủ nhận tác động của gen và tuổi tác.

Những người lớn tuổi có thể cải thiện được trí nhớ của họ trong vòng một vài tuần bằng cách ăn uống đầy đủ, tập luyện và luôn giữ cho tinh thần tỉnh táo. Để phòng ngừa nồng độ glucoze trong máu giảm, người già thường ăn 5 bữa mỗi ngày. Bữa ăn nên có nhiều ngũ cốc, các chất chống ôxi hóa và omega-3. Trong thời gian còn trẻ, chúng ta nên tập đi bộ nhanh mỗi ngày, tập các bài thể dục thư giãn, sử dụng các chất kích thích tinh thần có lợi cho não. Các bài tập luyện tinh thần thường xuyên đã được chứng minh là có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ xuống còn một nửa.

4. Trí nhớ và tri thức

Các nghiên cứu đã cho thấy nếu bạn hiểu biết càng nhiều thì càng dễ học các chủ đề có liên quan. Nhóm người già có bằng cấp có biểu hiện trội hơn những người đồng tuổi ít kiến thức trong các bài kiểm tra về tình trạng trí óc.

Nhưng khả năng nhớ những gì đã học dường như lại suy giảm với tốc độ nhanh hơn. Nếu bạn biết càng nhiều thì quên cũng càng nhiều. Nhưng đừng hy vọng rằng trình độ giáo dục của mình có thể bù đắp cho sức trẻ để chống lại bệnh mất trí nhớ.

Những người có trí nhớ làm việc tốt thì sẽ phải hy sinh lợi thế này khi đổ mồ hôi trong các tình huống đầy áp lực. Ví dụ, khi lo lắng về một lỗi lầm nào đó trong bài thi sẽ làm lãng phí hoạt động não bộ trong khi lẽ ra có thể dùng để nhớ lại một từ đồng âm nào đó hay để tính toán diện tích bề mặt khối cầu.

5. Xóa bỏ ký ức

Những chuyện buồn thảm thậm chí còn để lại tác động lâu dài hơn so với những kinh nghiệm không được lưu trữ lâu dài trong não bộ. Sự hồi tưởng các sự kiện khiến một ký ức không vui dường như trở nên chính xác hơn cả những ký ức về khoảng thời gian vui vẻ trong cuộc đời chúng ta. Đó là vì những ký ức khó chịu đó buộc bộ não của chúng ta phải tập trung vào một chi tiết cụ thể.

Cố gắng quên đi một kỉ niệm buồn là điều hoàn toàn có thể, nhưng đòi hỏi rất nhiều nỗ lực. Nếu thành công, não của bạn lần đầu tiên sẽ phủ nhận khía cạnh cảm giác của ký ức trước khi loại bỏ ký ức thực sự.

Và đừng quên xét từ góc độ tiến hóa, những khoảng khắc đau buồn thường có thời gian tồn tại lâu hơn. Khả năng sống sót của một loài được tăng cường nhờ khả năng nhớ các tình huống éo le để từ đó tránh được khi những tình huống đó xảy ra lần nữa.

Trà Mi (Theo LiveScience)

Posted in Kỹ năng sống | Thẻ: , , | 1 Comment »

3 lời khuyên khi nói trước đám đông (phần 2)

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 25 Tháng Chín, 2008

Chỉ có những con bò mới nói “những điều không thật”

Ở phần trước, tôi đã nói về lời khuyên thứ nhất: Hãy tin rằng Bạn có quyền được nói. Nhưng khi bạn có cái quyền đó rồi, bạn tin vào quyền đó rồi, vấn đề tiếp theo là bạn sử dụng quyền ấy thật hiệu quả (để lần sau người ta còn trao cho bạn quyền đó nữa). Không có cách nào hiệu quả bằng cách bạn hãy tin vào những điều mình nói.

2. Bạn TIN VÀO ĐIỀU ĐÓ: Niềm tin đóng vai trò quan trọng khi bạn muốn trình bày một vấn đề nào đó. Không chỉ tự tin vào bản thân mình mà bạn còn phải tin vào những điều bạn sắp nói. Tin vào nó, bạn mới có tự tin để thuyết phục người khác tin nó. Nếu bạn còn chưa chắc chắn hay còn chưa rõ, đừng nói, dù cho bạn có quyền đó. Vì khi đó mỗi lời bạn nói ra, sẽ là một con dao đâm ngược trở lại bạn.
Bạn đang là một giám đốc đang trình bày về kế hoạch tháng tới của công ty, bạn phải tin rằng kế hoạch đó là khả thi, là thích hợp, là động lực để công ty phát triển. Bạn tin tưởng như thế, nhân viên cũng sẽ tin tưởng như thế. Bạn tin tưởng như thế, bạn sẽ không thể chịu được cảm giác nhân viên không có lòng tin vào kế hoạch đó và bạn sẽ tìm mọi cách để nhân viên chịu tin và thế là nhân viên của bạn đã bị (được) bạn thuyết phục.
Bạn là một giáo viên, bạn tin tưởng vào những hiện tượng, những định luật, những công thức mình đang giảng dạy. Trong khoa học có thể có sự nghi ngờ nhưng trong giảng dạy mọi thứ phải chắc chắn. Bạn tin và hiểu những kiến thức đó thì học sinh mới có thể tin và hiểu sơ sơ. Bạn tin tưởng chắc chắn và hiểu rõ ràng một cách chắc chắn thì học sinh sẽ tin và hiểu thật sự. Ngược lại, sẽ là một sự nguy hiểm khi một ông giáo đứng trên lớp mà còn chưa tin vào những điều mình giảng dạy. Đó không dừng lại ở sự lố bịch mà còn là mối nguy “ngu cả một thế hệ” (Mr. Long)
Tôi có một ví dụ thế này: bạn hãy nói Mặt trời mọc ở đằng Đông. Rất dễ đúng không? Không chỉ đơn giản là thói quen mà còn là vì bạn tin vào điều đó. Còn bây giờ hãy thử nói: Mặt trời mọc ở đằng Tây… Ngượng ngùng phải không? Vì sao thế? Vì bạn chưa tin điều đó. Nhưng nếu giả sử bạn leo lên con tàu vũ trụ và bay ngược hướng tự quay của trái đất, bạn sẽ thấy mặt trời mọc ở đằng tây. Lúc ấy bạn sẽ nói điều đó thật dễ dàng.
Tôi còn nhớ khi tôi đi làm cho chương trình “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”, ông giám đốc Wrigley Vietnam đã yêu cầu chúng tôi phải nhai sing gum trong suốt buổi họp để chúng tôi tin rằng “Nhai sing-gum giúp tăng 40% lượng oxy lên não và có ích cho tập trung” (khôgn có ý quảng cáo đâu nhe!!! Nhưng nếu Wrigley chịu trả tiền thì tui cũng lấy :D) để vài ngày sau đó, chính chúng tôi sẽ đi nói cho các em học sinh THPT và sinh viên các trường ĐH về điều đó.
Bạn hãy tin vào những điều bạn sắp sửa nói. Nếu chưa tin, hãy làm mọi cách để có thể tin nó. Nếu vẫn chưa tin, đừng nói nữa. Nói nữa, bạn sẽ không tự tin đâu và chắc chắn bạn không thể thuyết phục mọi người tin bạn. Bài nói của bạn sẽ là một sự khủng hoảng. Và sau khi đã tin, hãy tìm cách nói để người khác tin bạn. Đó là vấn đề kỹ thuật thôi mà phải không? Một khi bạn đã tin, tôi chắc chắn rằng bạn sẽ có cách làm cho người khác tin.

Xem tiếp Phần 3

Xem lại Phần 1

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , | Leave a Comment »