Đã đóng

Học sinh bình thường cũng có thể giỏi Lý

Posts Tagged ‘lực đẩy Archimede’

Tóm tắt các loại lực

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 24 Tháng Mười, 2008

Posted in Cơ học, Ebook, Hệ thống bài học, Học sinh, Điện từ học | Thẻ: , , , , , , , , , , , , | Leave a Comment »

Thí nghiệm GS Olle…

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 25 Tháng Mười Một, 2006

Kính thưa quý vị, sau 2 năm bôn ba nơi xứ Thuỵ Điển, ngày hôm nay, GS Olle (Thuỵ Điển) lại quay trở lại thăm khoa Vật Lý trường ĐH Sư phạm TPHCM và có một vài buổi giao lưu và biểu diễn với sinh viên. Buổi đầu tiên đã được tổ chức vào sáng ngày thứ 6, 24/11/2006 với chủ đề “Cơ học cho học sinh trung học” (Mechanics for High School Students)
Trong buổi thí nghiệm, GS đã giới thiệu sơ nét về việc dạy và học bộ môn Science (Physics là một phần trong đó) tại Thuỵ Điển. Sau đó, GS đã có một số thí nghiệm đơn giản và dễ làm để giới thiệu đến SV khoa Lý, có thể áp dụng tại trường phổ thông sau này. Các nội dung của thí nghiệm bao gồm:

– Trọng tâm
– Lực ma sát
– Lực đẩy Acsimet
– Sự bảo toàn năng lượng
– Ném ngang, rơi tự do
– Chuyển động tròn đều
Các thí nghiệm được thực hiện đều tương đối dễ làm và kiếm nguyên liệu. Trong đó, nổi bật là các thí nghiệm sau:

1. Thí nghiệm về lực đẩy Acsimet:
Dụng cụ: 1 chai nước, 1 nắp bút bằng nhựa được quấn thêm dây thun xung quanh sao cho có thể đứng thẳng trong chai (tốt nhất là buộc nặng phần đuôi và nhẹ phần đầu)
Đổ nước đầy chai, thả nắp bút vào chai. Nắp bút sẽ nổi. Đậy kín chai. Bóp nhẹ thân chai, nắp bút chìm xuống. Buông tay ra, nắp bút lại nổi lên. Thí nghiệm này được gọi là “Cartersian Diver”.

Lower the diver

F: lực đẩy Acsimet không đổi (F=dV, trọng lượng riêng d của nước ko đổi, thể tích phần vật nhúng trong chất lỏng V không đổi)

2. Thí nghiệm về lực ma sát:
Dụng cụ
: 1 thanh nan tròn làm bằng tre, 1 sợi dây dài 1 đầu buộc 1 cái cốc (vật nặng), 1 đầu buộc 1 cái kẹp (vật nhẹ)
Vắt dây ngang qua thanh sao cho cái cốc giống như con dọi, 1 tay giữ thanh, 1 tay cầm kẹp, kéo thấp xuống càng tốt. Buông tay cầm kẹp, cốc rơi, giữ nhẹ ở chỗ tiếp giáp của dây và thanh nan, kẹp sẽ tự động quấn quanh thanh, số vòng quấn được phụ thuộc vào khối lượng kẹp và lực giữ dây. Cốc không rơi nữa.

Thi nghiem ma sat rong roc.JPG
Giải thích: Lực ma sát tỉ lệ với góc a. Do đó, vật m phải quay quanh thanh nan n vòng tạo góc 360n độ để có khả năng tạo ra lực ma sát cân bằng với trọng lực của vật nặng.

3. Thí nghiệm về lực ma sát: Đây là một thí nghiệm từ một món đồ chơi của trẻ con. GS Olle thường đề cao các trò chơi mang tính vật lý trong đó. Một con chim gõ kiến được gắn với một thanh thẳng theo chiều dọc bằng một lò xo và một lỗ (thanh xuyên qua lỗ). (rất tiếc là không có hình). Khi đẩy gõ kiến, chim sẽ liên tục bật lên xuống và từ từ đi xuống phía dưới.

Thi nghiem chim go kien.JPG

Thi nghiem an trom.JPG

Xin lỗi là hình đã bị hư hết nên bây giờ đang tìm cách phục hồi.

Posted in Thí nghiệm Vật lý | Thẻ: , , , , , , | Leave a Comment »