Đã đóng

Học sinh bình thường cũng có thể giỏi Lý

Archive for the ‘Câu hỏi vật lý’ Category

Câu hỏi – Chương 1: Động học chất điểm

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 9 Tháng Chín, 2008

1. Chuyển động cơ học

Q: Khi nào số chỉ thời điểm trùng với số đo khoảng thời gian?

A: Khi ta chọn mốc thời gian là thời điểm vật bắt đầu chuyển động (thời điểm 0), thì số chỉ của thời điểm sẽ trùng với số đo khoảng thời gian đã trôi qua kể từ mốc thời gian.

Q: Cách vẽ hệ toạ độ

A: Đầu tiên cần chọn một vật làm mốc, chọn nó làm gốc tọa độ.
Nếu ch.động đang xét là chuyển động trên đường thẳng thì chọn một trục tọa độ có phương trùng với phương chuyển động. (thông thường là phương nằm ngang)
Nếu ch.động đang xét là chuyển động trong không gian, ví dụ chuyển động của một vật bị ném, thì chọn hệ trục tọa độ gồm 2 trục : Ox nằm ngang và Oy thẳng đứng

Q: Một vật được xem là chuyển động nếu có nó sự thay đổi khoảng cách so với vật làm mốc. Vậy, vật làm mốc khá quan trọng trọng việc xác định chuyển động của vật.
Ta nên chọn vật làm mốc được như thế nào? Có bắt buộc kèm theo điều kiện gì không? Chỉ nên chọn một hay nhiều vật làm mốc?

A: Không có điều kiện nào đối với vật làm mốc cả. Chỉ có lưu ý rằng ta nên chọn vật mốc để dễ làm bài. Nên chọn vật mốc ở vị trí xuất phát. Trong chuyển động tròn, nên chọn vật mốc ở điểm nằm trên đường tròn chứ không nên chọn tâm. Không nên chọn các vật mốc đang chuyển động, đặc biệt là các vật mốc đang chuyển động có không quán tính (do phải cộng thêm các vận tốc kéo theo, lực kéo theo rất phức tạp)

Q: Phân biệt hệ tọa độ và hệ quy chiếu.

A: Hệ quy chiếu = Hệ toạ độ + gốc thời gian
Nếu hệ toạ độ là (Oxyz) thì hệ quy chiếu là (Oxyz,t). Nói cách khác hệ toạ độ dùng để xác định vị trí trong không gian. Còn hệ quy chiếu dùng để xác định vị trí trong cả không gian và thời gian.
VD: nếu trong hệ toạ độ, vị trí của tôi là x=5 thì trong hệ quy chiếu, phải nói ra vị trí của tôi là x = 5 tại thời điểm t nào đó.

Q: SGK phát biểu: “Khi vật dời chỗ thì có sự thay đổi khoảng cách”, mà dời chỗ chính là chuyển động. Từ đó, có phát biểu cho rằng “đối với đầu mũi kim đồng hồ thì trục của nó là đứng yên.”. Đúng hay sai?

A: SAI.

Trong trường hợp trên, ta thấy nếu xét thêm điểm A ở cạnh trục kim đồng hồ (không nằm trên kim), khoảng cách từ điểm này đối với trục kim đồng hồ là không đổi. Do đó, điểm này và trục kim đồng hồ sẽ có cùng tính chất chuyển động hay đứng yên.
Lúc này ta nhận thấy, đối với đầu mũi kim đồng hồ thì khoảng cách từ nó đến điểm A là thay đổi => so với đầu kim đồng hồ, điểm A chuyển động. Mà A và trục kim đồng hồ có cùng tính chất chuyển động hay đứng yên. Vậy trục kim đồng hồ là chuyển động so với đầu kim đồng hồ.

Q: Toạ độ của một điểm có phụ thuộc vào gốc O được chọn không?

A: Có. Vì toạ độ của một điểm trên trục Ox có giá trị bằng khoảng cách từ gốc O đến vị trí của nó trên trục Ox (bao gồm cả chiều)

Q: Có thể lấy mốc thời gian bất kỳ để đo kỉ lục chạy của các vận động viên được không?

A: Được. Vì kỉ lục là khoảng thời gian, không phụ thuộc mốc thời gian.

Q: Khi đu quay hoạt động, bộ phận nào của đu quay chuyển động tịnh tiến? Bộ phận nào quay?

A: Khi đu quay đang hoạt động, các khoang ngồi của đu quay chuyển động tịnh tiến, còn các bộ phận khác của đu quay gắn chặt với trục quay của đu quay chuyển động quay.

Q: Một vật đứng yên nếu khoảng cách từ nó đến vật mốc không đổi. Đúng hay sai?

A: Sai. Ví dụ chuyển động tròn có khoảng cách không đổi.

Q: Khi xe đạp chạy trên đường thẳng, một điểm trên vành bánh xe sẽ vẽ một đường tròn. Đúng hay sai?

A: Có thể đúng, có thể sai. Nếu người quan sát ngồi trên xe sẽ thấy quỹ đạo là đường tròn, nhưng nếu người đứng ở lề đường nhìn sẽ thấy quỹ đạo là đường xycloit.

2. Chuyển động thẳng đều

Q: Khi nào giá trị của độ dời bằng quãng đường đi được?

A: Khi vật chuyển động 1 chiều theo chiều dương.

Q: Trong chương trình Vật lý cấp 2, và thực tế ta thấy rằng vận tốc luôn là đại lượng dương, nhưng tại sao trong bài học lại nói vận tốc có thể âm? Khi nào thì vận tốc của vật bị âm?

A: Trong thực tế hay trong chương trình, chúng ta có tốc độ là đại lượng luôn luôn dương. Tốc độ trung bình <!–[if gte msEquation 12]>vtb=st<![endif]–>

Vận tốc cũng dương vì độ lớn của vận tốc chính là tốc độ. Tuy nhiên, vận tốc là một đại lượng vectơ, mà đại lượng vectơ thì luôn có chiều. Khi ta nói v = -10m/s không có nghĩa là vận tốc là âm 10m/s mà có nghĩa là vận tốc là 10m/s theo chiều âm, tức là ngược với chiều dương đã chọn ban đầu. Như vậy dấu “-” chỉ thể hiện chiều của vận tốc chứ không phải thể hiện dấu âm của vận tốc.

Cần nhớ: Trong vật lý, không có đại lượng nào âm. Hầu hết dấu âm chỉ thể hiện nó ngược chiều dương.

Q: Đường đi (quãng đường) và độ dời  khác nhau ở điểm nào ?

A:


A                                                   C                              B
Quãng đường AB được coi là đoạn đường xe từ A đi đến B.
Giả sử xe đó đi đến B và quay lại A  tại C. Quãng đường xe đi được là AB +AC.
Còn độ dời là đoạn AC như hình trên. Từ đó ta thấy điểm khác nhau giữa độ dời và đường đi.
Độ dời là khoảng cách tư điểm xuất phát đến điểm dừng.
Đường đi là tổng độ dài quãng đường xe đi từ điểm xuất phát đến điểm dừng.
Độ dời = Đường đi khi và chỉ khi chuyển động của xe là chuyển động thẳng không quay lại hay đổi chiều. (chiều dương là chiều chuyển động)

3. Chuyển động thẳng biến đổi đều

Q: Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều luôn lớn hơn gia tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều. Đúng hay sai?

A: Sai. Vì độ lớn của gia tốc chỉ phụ thuộc vào tốc độ biến đổi vận tốc, dấu của nó chỉ biểu thị chiều của vectơ gia tốc so với chiều dương của hệ quy chiếu.

Q: Chuyển động nhanh dần đều có gia tốc lớn thì có vận tốc lớn. Đúng hay sai?

A: Sai. Vì gia tốc là tốc độ biến đổi vận tốc chứ không phải độ lớn vận tốc.

4. Sự rơi tự do:

Q: Khi rơi tự do ở cùng một độ cao, quỹ đạo của mọi vật là như nhau. Đúng hay sai?

A: Đúng.

5. Chuyển động tròn đều:

Q: Đối với một chuyển động tròn đều, trong 3 đại lượng sau: tốc độ dài, tốc độ góc, gia tốc hướng tâm, đại lượng nào phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo?

A: Dựa vào công thức và định nghĩa, ta thấy ngay cả tốc độ góc là đại lượng duy nhất không phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.

Q: Tại sao chuyển động tròn đều có vận tốc không đổi mà lại có gia tốc?

A: Cần hiểu, trong chuyển động tròn đều, chỉ có độ lớn của vận tốc là không đổi, phương và chiều của vectơ vận tốc thì luôn luôn theo đổi theo phương tiếp tuyến. Do vậy, vectơ vận tốc luôn luôn thay đổi dẫn đến xuất hiện gia tốc hướng tâm.

Q: Trong các chuyển động tròn đều có cùng bán kính, chuyển động nào có chu kì quay lớn hơn thì có tốc độ dài lớn hơn. Đúng hay sai?

A: Sai. Vì qua công thức <!–[if gte msEquation 12]>T=2πRv<![endif]–>, ta thấy ngay T và v tỉ nghịch với nhau.

Q: Trong chuyển động tròn đều cùng chu kỳ, chuyển động nào có bán kính nhỏ hơn sẽ có tốc độ góc nhỏ hơn. Đúng hay sai?

A: Sai. Vì tốc độ góc không phụ thuộc vào chu kì.

Q: Trong chuyển động tròn, gia tốc của chất điểm là gia tốc hướng tâm. Đúng hay sai?

A: Sai. Chỉ có trong chuyển động tròn đều thì gia tốc mới là gia tốc hướng tâm. Còn trong chuyển động không đều, còn có một vectơ gia tốc khác nữa là vectơ gia tốc tiếp tuyến gây ra do sự biến đổi độ lớn vận tốc. Lúc này, vectơ gia tốc là tổng hợp của 2 vectơ gia tốc tiếp tuyến và gia tốc hướng tâm (pháp tuyến).

6. Tính tương đối của chuyển động – Công thức cộng vận tốc:

Q: Những đại lượng nào có tính tương đối?

A: Toạ độ, quỹ đạo, vận tốc, gia tốc.

Q: Nói khoảng cách giữa hai điểm trong không gian là tương đối có đúng không?

A: Sai. Vì khoảng cách không phụ thuộc vào hệ quy chiếu.

7. Sai số trong phép đo thực hành

Q: Có mấy đơn vị chuẩn theo hệ SI?

A: Có 7 đơn vị cơ bản: độ dài (m), thời gian (s), khối lượng (kg), nhiệt độ (K), cường độ dòng điện (A), cường độ sáng (cd), lượng chất (mol)

Nguồn: Lớp học vật lý, SGV Vật lý lớp 10, Hỏi đáp lớp 10.

Posted in Câu hỏi vật lý, Học sinh, Vật lý | Thẻ: , , , , , , , , , , , | 4 Comments »