Đã đóng

Học sinh bình thường cũng có thể giỏi Lý

Archive for the ‘Hiện tượng vật lý’ Category

Các hiện tượng vật lý thường xảy ra trong cuộc sống và những kiến thức vật lý liên quan.

“TRUYỀN THẲNG ÁNH SÁNG” – MỘT ĐỊNH LUẬT NGẮN GỌN NHƯNG ỨNG DỤNG CỦA NÓ LẠI DÀI LÊ THÊ …

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 16 Tháng Ba, 2009

Vật lý và cuộc sống – Nguyễn Thanh Hải.

“Trong một môi trường trong suốt, đồng đều, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng”: Rất ngắn gọn, rất xúc tích, đó là nội dung của định luật truyền thẳng ánh sáng.

Sự truyền thẳng của ánh sáng có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật. Chẳng hạn, dựa vào sự truyền thẳng của ánh sáng, người ta chế tạo những chiếc thước ngắm để xác định các điểm nằm trên một đường thẳng trong không gian; Khi các em học sinh đứng thẳng hàng, bạn tổ trưởng đứng đầu hàng (cho dù là học sinh lớp 1 hay 12) cũng “biết dùng” định luật truyền thẳng của ánh sáng để kiểm tra xem hàng đã thẳng chưa bằng cách … “ngắm”.ias_3

Ngoài ra ta có thể vận dụng đặc điểm về sự truyền thẳng của ánh sáng để giải thích nhiều hiện tượng lí thú khác trong tự nhiên.

Hãy bắt đầu từ “bóng tối” và “bóng nửa tối” …

Bóng tối là gì ? Đặt một nguồn sáng nhỏ S (như bóng đèn, ngọn nến) trước một màn chắn (có thể là bức tường chẳng hạn), trong khoảng từ nguồn sáng đến màn chắn đặt một vật cản ánh sáng (như tấm bìa cứng), quan sát trên màn chắn ta thấy có một phần không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới phần đó gọi là bóng tối .

Bóng nửa tối là gì? Nếu nguồn sáng là rộng như ngọn lửa chẳng hạn, quan sát trên màn chắn ta thấy ngoài là bóng tối còn có một phần không tối hoàn toàn bao xung quanh, phần này chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng chiếu tới gọi là bóng nửa tối.

Lấy một ví dụ nhé: Vào ban đêm, trong phòng chỉ có một ngọn đèn dầu. Khi ta đứng gần tường, bóng của ta in rõ nét trên tường, nhưng khi tiến lại gần đèn thì bóng của ta trên tường ngày càng kém rõ nét hơn.

taobongVì sao như vậy nhỉ? Bay giờ thì bạn tự giải thích được rồi: Khi đứng gần tường (xa đèn) xuất hiện vùng bóng tối và bóng nửa tối. Do khoảng cách giữa người và tường nhỏ hơn nhiều so với khoảng cách giữa người và đèn nên bóng nửa tối bị thu hẹp, ta thấy vùng bóng tối rõ nét. Khi đứng gần đèn, vùng bóng nửa tối được nới rộng thêm nên vùng bóng tối lại kém rõ nét. Vậy thôi!

Trên hình bên là nghệ thuật tạo bóng bàn tay.

… Cùng định luật đi vào cuộc sống

Từ đồng ruộng …

Trên một thửa ruộng người ta cắm 3 cái cọc thẳng đứng. Nếu trong tay không có một dụng cụ nào, làm thế nào để xác định 3 cái cọc đó có thẳng hàng hay không?

Đơn giản quá, những người nông dân vẫn thường làm mà: Nheo một mắt và nhìn bằng mắt kia trước một cọc (đầu tiên) ngắm thẳng theo hướng của 2 cái cọc còn lại, nếu 2 cọc còn lại bị cọc đầu tiên che khuất thì cả 3 cọc đã thẳng hàng. Đó là một hệ quả rút ra từ định luật truyền thẳng ánh sáng đấy!

… Đến các xưởng mộc

Còn các bác thợ mộc thì sao? Những người thợ mộc khi bào những thanh gỗ thẳng, thỉnh thoảng họ lại nâng một đầu thanh gỗ lên để ngắm. Làm như vậy có tác dụng gì ? Nguyên tắc của cách làm này đã dựa trên kiến thức vật lí nào? Bây giờ thì bạn cũng biết rồi: Người thợ mộc nâng một đầu thanh gỗ lên để ngắm nhằm mục đích kiểm tra xem mặt gỗ bào đã phẳng chưa. Nguyên tắc của cách làm này dựa trên định luật truyền thẳng của ánh sáng.

Bây giờ đi vào các lớp học và bệnh viện xem sao nhé!

as_1_500Tại sao trong các lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không dùng một bóng đèn lớn (độ sáng của một bóng đèn lớn có thể bằng độ sáng của nhiều bóng đèn nhỏ hợp lại)?

Đơn giản quá, việc lắp đặt bóng đèn thắp sáng trong các lớp học phải thỏa mãn ba yêu cầu sau: Phải đủ độ sáng cần thiết; Học sinh ngồi ở dưới không bị chói khi nhìn lên bảng đen và tránh các bóng tối và bóng nửa tối trên trang giấy mà tay học sinh viết bài có thể tạo ra. Trong ba yêu cầu trên, một bóng đèn lớn chỉ có thể thỏa mãn yêu cầu thứ nhất mà không thỏa mãn được hai yêu cầu còn lại. Trong khi đó, nếu dùng nhiều bóng đèn lắp ở những vị trí thích hợp sẽ thỏa mãn được cả ba yêu cầu. Đó chính là lý do giải thích vì sao trong lớp học người ta thường lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau.

asTrong các phòng mổ ở bệnh viện, người ta đã làm như thế nào để khi mổ, bàn tay của Bác sĩ không che khuất vết mổ hoặc tạo bóng tối trên chỗ mổ của bệnh nhân? Bây giờ thì quá đơn giản với bạn rồi: người ta thiết kế nhiều bóng đèn ở nhiều vị trí khác nhau sẽ làm cho ánh sáng của các bóng đèn này đan chéo nhau, khi mổ cho bệnh nhân, bàn tay của Bác sĩ có thể tạo ra bóng nửa tối đối với một ngọn đèn nào đó nhưng không thể tạo bóng tối đối với tất cả các bóng đèn trong phòng. Rất an toàn đấy!

… Cùng định luật đi vào vũ trụ bao la

Nhật thực và nguyệt thực chỉ là hai hiện tượng tự nhiên gần với ta nhất mà khi giải thích, cần phải có kiến thức về sự truyền thẳng ánh sáng, bóng tối và bóng nửa tối …

Nhật thực: Mặt trời chiếu sáng Mặt trăng và Trái Đất, khi Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất cùng nằm trên đường thẳng, Mặt trăng ở giữa thì trên Trái đất xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối. Một số nơi trên Trái Đất sẽ quan sát thấy nhật thực.

Trong khi xảy ra hiện tượng nhật thực, chỉ có những người đứng trong vùng bóng tối của Mặt trăng trên Trái đất và những người đứng trong vùng lân cận (vùng bóng nửa tối) mới có thể quan sát được hiện tượng. Những người không đứng trong những vùng này thì không thể quan sát được hiện tượng nhật thực.

Nguyệt thực: Mặt trời chiếu sáng Mặt trăng. Đứng từ Trái đất về ban đêm ta nhìn thấy ánh sáng phản chiếu từ Mặt trăng. Khi Mặt trăng bị Trái Đất che khuất, nó không được Mặt trời chiếu sáng nữa, lúc đó ta không nhìn thấy Mặt trăng, ta nói là có nguyệt thực.

as_4_500Mặt trăng quay quanh Trái đất, Trái đất lại quay quanh Mặt trời nên chỉ khi Mặt trăng đi vào vùng bóng tối của Trái đất hoàn toàn mới có hiện tượng nguyệt thực toàn phần, trong trường hợp này chỉ có một số vị trí nhất định trên Trái đất mới quan sát được (những vị trí này nằm trên mặt đất, xung quanh đường thẳng nối tâm Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng. Những khu vực lân cận khác chỉ thấy nguyệt thực một phần.

… Đến lúc phải kết thúc

Vật lý thật là tuyệt!

Posted in Hiện tượng vật lý, Quang học | Thẻ: , , , | 9 Comments »

VnExpress – Tại sao chim có thể làm rơi máy bay – Tai sao chim co the lam roi may bay

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 16 Tháng Một, 2009

Máy bay bị chim đâm phải diễn ra hàng ngày trên khắp thế giới, nhưng không phải vụ nào cũng gây ra tai nạn. Kể từ năm 1988 đến nay có hơn 200 người chết trong các vụ tai nạn máy bay liên quan tới động vật, gây thiệt hại hơn 600 triệu USD mỗi năm. Riêng trong năm 2007 không quân Mỹ thống kê có hơn 5.000 vụ va chạm giữa máy bay và chim trên lãnh thổ nước này.

Nguy hiểm do chênh lệch tốc độ

Phần lớn vụ va chạm xảy ra khi máy bay gần mặt đất, thời điểm cất cánh hoặc hạ cánh. Va chạm giữa chim trời và chim sắt có thể biến thành tai nạn nghiêm trọng nếu các con chim lớn thuộc các loài như ngỗng trời, kền kền và mòng biển bị hút vào động cơ phản lực, làm gãy cánh quạt khiến động cơ ngừng hoạt động.

Vụ tai nạn tại New York sáng nay xảy ra ngay sau khi chiếc Airbus A320 của hãng US Airways cất cánh từ sân bay LaGuardia với 155 hành khách và phi hành đoàn. Các nguồn tin cho rằng máy bay đâm phải một đàn ngỗng trước khi hạ cạnh xuống mặt sông và điều thần kỳ xảy ra là không có ai thiệt mạng.

Về mặt lý thuyết các máy bay lớn có thể tiếp tục bay sau khi va chạm với chim nặng tối đa 2 kg. Tuy nhiên, có tới 36 loài chim tại Bắc Mỹ có trọng lượng trung bình lớn hơn thế, trong khi ngay cả những loài chim nhỏ như sáo đá cũng có thể làm hỏng động cơ cực mạnh của máy bay.

Chênh lệch tốc độ giữa máy bay và chim càng lớn thì tác động của vụ va chạm đối với máy bay càng đáng sợ. Trọng lượng của chim cũng là một yếu tố, nhưng khác biệt tốc độ có vai trò lớn hơn. Một đàn chim sẽ trở nên nguy hiểm hơn nếu chúng đâm vào máy bay nhiều lần.

Dale Oderman, một giáo sư giảng dạy bộ môn kỹ thuật hàng không tại Đại học Purdue (Mỹ) cho biết chim là mối nguy hiểm lớn đối với phi cơ, đặc biệt là trong lúc cất cánh. “Ngỗng trời và các loài chim lớn đáng sợ hơn chim nhỏ. Khi chim va phải máy bay, chúng có thể bị hút vào động cơ và làm gãy cánh quạt. Chiếc cánh gãy bị hút sâu vào bên trong động cơ và làm hỏng các bộ phận khác”, ông nói.

Giáo sư Dale nhận định rằng, trong trường hợp của vụ tai nạn trên sông Hudson, New York sáng nay chim đã làm hỏng cả hai động cơ của chiếc Airbus A320.

Để đối phó với nguy hiểm rình rập từ động vật, các phi trường áp dụng nhiều biện pháp giảm thiểu nguy cơ va chạm giữa máy bay và chim. Chẳng hạn, người ta không trồng nhiều cây gần sân bay vì chim có thể làm tổ hoặc nghỉ ngơi trên cây. Tuy nhiên, do phi trường La Guardia New York nằm gần sông Hudson nên có rất nhiều chim bay quanh sân bay.

NASA cũng sợ chim trời

Trong lần phóng tàu vũ trụ Discovery của Cơ quan không gian Mỹ (NASA) vào tháng 7/2005, người ta nhìn thấy một con kền kền bay quanh bệ phóng. Với trọng lượng trung bình 1,4 đến 2,2 kg, chim kền kền có thể gây ra thảm họa nếu nó đâm vào mũi hoặc cánh của tàu con thoi trong giai đoạn cất cánh.

NASA đề ra nhiều quy định an toàn từ năm 2005 để giảm thiểu nguy cơ va chạm với chim trong những lần phóng tàu vũ trụ. Họ không muốn chim đâm vào thùng nhiên liệu của tàu trong khi cất cánh và hạ cánh, bởi sự va chạm có thể làm hỏng bộ phận cách nhiệt. Do đó trong lúc hạ cánh, NASA dùng thiết bị tạo âm thanh để xua đuổi chim khỏi đường băng.

(Theo VNExpress)

———————————

Giải thích của GRTB: Máy bay có khối lượng rất lớn cộng với tốc độ bay lớn –> có động lượng lớn; khi va chạm với chim trời dù chỉ chuyển động với tốc độ nhỏ và có khối lượng nhỏ) –> tốc độ tương đối của máy bay và chim trời rất lớn –> vectơ tổng động lượng rất lớn, động năng của cả hệ rất lớn –> khi xảy ra va chạm, có sự truyền năng lượng và động lượng sẽ gây hư hỏng nặng cho máy bay.

Posted in Cơ học, Hiện tượng vật lý | Leave a Comment »

Hình buổi chấm điểm đồ chơi lớp 10D2

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 5 Tháng Mười Hai, 2008

Hình buổi chấm đỉểm lật đật và bóng cao su của lớp 10D2. Bữa nay có chỉ đạo nghệ thuật nên chụp được.

Image #c766b0 - PicFu - Upload and show your images to friends - fast, easy, free!

Image #073d73 - PicFu - Upload and show your images to friends - fast, easy, free!

Posted in Cơ học, Học sinh, Hiện tượng vật lý | Thẻ: , , , , , , | 3 Comments »

Hình buổi chấm điểm đồ chơi lớp 10D4

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 4 Tháng Mười Hai, 2008

Tất cả đều là hình cả. Bạn Hùng chụp hơi bị rung tay, có vài tấm này là ok nhất.

Image #2bebd9 - PicFu - Upload and show your images to friends - fast, easy, free!

Image #a188d0 - PicFu - Upload and show your images to friends - fast, easy, free!

Image #8b3221 - PicFu - Upload and show your images to friends - fast, easy, free!

Image #cc3d29 - PicFu - Upload and show your images to friends - fast, easy, free!

Phim

Posted in Cơ học, Học sinh, Hiện tượng vật lý | Thẻ: , , , , , , , | Leave a Comment »

Ảnh trăng cười từ Vietastro

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 2 Tháng Mười Hai, 2008

(Vietastro) Chiều tối hôm qua đúng theo dự báo, Mặt Trăng, Sao Kim và Sao Mộc hội tụ ở hướng Tây tạo ra một khung cảnh tuyệt đẹp như một khuôn mặt cười rạng rỡ là phần thưởng cho những người yêu thiên văn và bầu trời. Khung cảnh đẹp này ít khi được nhìn thấy, vì thế chiều tối qua tất cả cặp mắt và máy ảnh đều hướng về tây để chiêm ngưỡng, lưu lại khoảng khắc đẹp cho riêng mình và chia sẻ cảm nhận với bạn bè.

Xem dự đoán, giải thích hiện tượng tại đây.

Ảnh bạn pvloc90 chụp tại Hồ Tây – Hà Nội với máy Canon G9

Ảnh để thông số ISO cao để nh�n ra ánh sáng mờ phia phần khuyết của trăng

Ảnh để thông số ISO cao để nhận ra ánh sáng mờ phía phần khuyết của trăng
Click vào để xem ảnh với kich thước th�t

Ảnh trăng và các hành tinh treo trên phố núi Pleiku chụp do bạn Jupiter với máy ảnh du lịch

Click vào để xem ảnh với kich thước th�t
Click vào để xem ảnh với kich thước th�t

Tại TP.HCM là nơi tập trung nhiều tay máy nhất

Ảnh chụp bởi bạn Luna chụp qua Canon S5 IS

Click vào để xem ảnh với kich thước th�t
Click vào để xem ảnh với kich thước th�t
Ảnh zoom sát Mặt Trăng mỏng như lá lúa của ngày đầu tháng

Ảnh zoom sát Mặt Trăng mỏng như lá lúa của ngày đầu tháng

Loạt ảnh của bạn Nior chụp với máy ảnh du lịch

Click vào để xem ảnh với kich thước th�t
Click vào để xem ảnh với kich thước th�t

Nhưng bức ảnh đẹp nhất lại được chụp từ Bình Dương, bạn Orion sử dụng Canon S2 IS để khẩu độ thật nhỏ (F/8) để thấy được những cánh sao lung linh. Một khung cảnh thật đẹp và lãng mạn.

Một khung cảnh th�t lãng mạn

Một khung cảnh thật lãng mạn

Bên cảnh chiêm ngưỡng vẽ đẹp của thiên nhiên những bức ảnh chụp còn đem lại cho ta nhiều điều về kiến thức. Ảnh kết hợp giữa 2 bức ảnh chụp của pvloc90 và luna cho thấy Mặt trăng từ từ dịch chuyển về hướng đông theo thời gian mà trong thời gian ngắn chúng ta ít khi nhận ra. Mặt trăng còn thay đổi vị trí chút ít so với các sao khi được nhìn từ các địa điểm cách xa nhau, đây chính là hiện tượng thị sai có thể được dùng để đo khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt trăng.

Click vào để xem ảnh với kich thước th�t

Posted in Hiện tượng vật lý, Thiên văn | Thẻ: , , | Leave a Comment »