Đã đóng

Học sinh bình thường cũng có thể giỏi Lý

Posts Tagged ‘mặt trăng’

Nhiều năm sau khi con người lên được Mặt Trăng, sao việc quay lại vẫn khó khăn đến thế?

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 21 Tháng Bảy, 2009

Thứ ba, 21 Tháng 7 2009 12:59
Email In PDF.

40 năm trước (20/7/1969), hai nhà du hành vũ trụ Hoa Kỳ đã bước chân lên Mặt trăng. Giờ đây, NASA lại đang cố gắng làm lại điều đó với dự án Constellation, một chương trình đầy tham vọng nhằm đưa con người trở lại Mặt trăng trước năm 2020.

Nhưng một khi NASA đã có thể làm việc đó chỉ 8 năm sau bài phát biểu của tổng thống Kenerdy vào năm 1961, một số người nghi ngờ tại sao làm lại việc đó lại quá khó đối với NASA. Tới năm 2020, có nghĩa là phải 16 năm sau khi NASA phóng vệ tinh thăm dò Mặt trăng vào năm 2004.

Lý do thứ nhất, mục tiêu của lần viếng thăm chị Hằng lần này to lớn hơn lần trước nhiều.

John Olson, giám đốc Văn phòng điều hành hệ thống bay thám hiểm của NASA nói: “Lần này không chỉ đơn giản là cắm cờ và bước chân lên đó. Chúng tôi sẽ đảm bảo sự có mặt lâu dài của con người trên vũ trụ”.

Không chỉ là thăm thú Mặt trăng chỉ trong vài giờ hoặc vài ngày, các nhà thám hiểm của chương trình Constellation sẽ đổ bộ lên Mặt trăng trong những sứ mệnh kéo dài hàng tháng. Họ cần phải có những thiết bị và công nghệ mới để có thể sống sót trên Mặt trăng và phải xây dựng được căn cứ bán kiên cố trên đó. Ngoài ra, NASA còn phải chế tạo ra được con tầu vũ trụ có thể chuyên chở những vật liệu đó tới Mặt trăng.

Khoa học tên lửa
Những tên lửa và tầu con thoi hiện thời của NASA không đủ năng lực để có thể thoát ra khỏi quỹ đạo thấp của Trái đất để tới được Mặt trăng với hàng đống thết bị dành cho công cuộc thám hiểm trên đó.
Jeff Hanley, phụ trách dự án Constellation của NASA nói:”Những tên lửa có năng lực để có thể chuyên chở mọi thứ ra khỏi Trái đất không còn nữa. Những loại tên lửa đó ở thời Apollo là Saturn V, suốt từ thời đó, nhà nước đã không còn duy trì loại tên lửa đó nữa”.

NASA đang thiết kế và chế tạo loại tên lửa mới vói tên gọi Ares I và Ares V để có thể quay chở lại Mặt trăng. Những tên lửa này phải lớn hơn và dài hơn các đồng nghiệp thời Apollo. và sẽ phải chuyên chở được nhiều thứ hơn.

Hanley nói với tờ Space.com:” Chúng tôi muốn làm với chi phí thấp hơn nhưng an toàn hơn, đó là một đơn đặt hàng khó cho NASA chúng tôi”

Và trên tất cả, mục thiêu của Constellation là còn đi xa hơn Mặt trăng. Các chuyến đi tới Mặt trăng sẽ chỉ là bước đệm để con người có thể tới được sao Hỏa.

Frank Peri, giám đốc của Chương trình Phát triển Công nghệ thám hiểm của NASA nói:”Chúng tôi hiểu sự phức tạp của việc rời quỹ đạo Trái đất, việc quay trở lại Mặt trăng là không hề đơn giản, ở lại trên Mặt trăng cũng không đơn giản và việc đi tới sao Hỏa còn khó khăn hơn thế nhiều”.

Khó khăn về tài chính
Trong khi về công nghệ, việc quay trở lại Mặt trăng là khong hề dễ dàng, một số chuyên gia lại cho rằng rào cản lớn nhất cho chương trình Constellation chính là tiền. NASA đã chi 35 tỷ đô la để đóng tàu Orion và tên lửa Ares I.

Ở thời Apollo, ngân sách cho NASA chiếm khoảng 5% ngân sách liên bang. Giờ đây số đó chỉ chiếm chưa được 1 %.
Trong những năm 60 của thế kỷ trước, nhiều người Mỹ cảm thấy việc chi cho chương trình Apollo là hợp lý bởi vì điều đó quan trọng cho an ninh quốc gia dưới thời chiến tranh lạnh. Ngày nay, nhiều người đặt dấu hỏi liệu các chương trình khai phá vũ trụ của con người có đáng hay không.

Cơ quan NASA vẫn cứ cho rằng có nhiều lý do để chúng ta quay chở lại Mặt trăng. Ngoài việc nghiên cứu chính về Mặt trăng và thỏa mãn sự phấn khích của con người về thám hiểm, rất nhiều công nghệ mới cũng sẽ có những ứng dụng ngay trên mặt đất. Ví dụ như các tiến bộ về các ắc quy hiệu suất cao, hệ thống tích trữ năng lượng và việc khống chế một môi trường khép kín và hỗ trợ sự sống .. hoàn toàn có thể áp dụng trên Trái đất.

“Bất chấp những khó khăn về tài chính và thời điểm suy thoái mà chúng ta đang phải đối mặt, chúng ta cần phải thực hiện điều này vì những lợi ích kinh tế, vì những tác động tốt lên xã hội loài người chúng ta. Đấy thực sự là một mục đích đáng đi tới”. Olson kết luận.

Thohry

Theo Space.com

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , | 1 Comment »

Mặt trăng nhìn từ trái đất lớn nhất trong 15 năm

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 16 Tháng Mười Hai, 2008

khoahoc.com.vn – Mặt trăng nhìn từ trái đất lớn nhất trong 15 năm.

Hình ảnh mặt trăng đêm qua tại nhiều khu vực trên thế giới có kích thước lớn nhất trong 15 năm qua, do vị trí giữa mặt trăng và trái đất gần hơn 30.000 km so với bình thường.

Trăng tròn trên thành phố San Francisco, Mỹ. Ảnh: AP.

Mặt trăng quay quanh trái đất theo quỹ đạo dài 28 ngày có hình bầu dục nên khoảng cách giữa hai hành tinh luôn thay đổi. Vị trí gần nhau nhất giữa hai hành tinh trong một vòng quay này được gọi là cận điểm. Đêm qua mặt trăng có khoảng cách hơn 350.000 km với trái đất, gần hơn 30.000 km so với thông thường và đây là cận điểm lớn nhất kể từ năm 1993.

Điều đặc biệt là cận điểm rất hiếm khi trùng với ngày trăng tròn, nhưng đêm qua là một đêm hiếm hoi hội đủ cả hai yếu tố này nên mặt trăng quan sát từ trái đất sáng và lớn hơn bình thường. Các chuyên gia của Cơ quan không gian Mỹ NASA tính toán mặt trăng đêm qua lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với các đêm khác trong năm nay.

Giám đốc Đài quan sát Griffith ở Los Angeles là Ed Krupp nói thêm: “Chúng ta hiếm khi thấy trăng tròn đúng vào lúc cận điểm giữa hai hành tinh nên đêm qua là một sự kiện rất đặc biệt”. Còn theo tiến sĩ Marek Kukula, thuộc Đài quan sát hoàng gia Anh, mặt trăng trông lớn nhất vào thời điểm trăng mọc và lặn chỉ là do ảo giác gây ra.

“Khi trăng gần đường chân trời, bộ não của chúng ta tiếp nhận và phân tích rằng trăng lớn hơn so với bình thường và hiện tượng này gọi là sự ảo giác”, Kukula nói thêm. Một nhà thiên văn khác thuộc Hiệp hội thiên văn học hoàng gia Anh là Robert Massey cũng đồng ý với quan điểm này: “Kích thước mặt trăng nổi bật nhất khi nó gần đường chân trời”.

Posted in Thiên văn | Thẻ: , | Leave a Comment »

Mặt Trăng, Sao Kim, Sao Mộc tụ họp

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 2 Tháng Mười Hai, 2008

(Vietastro)Đôi khi một sự kiện gì đó xẩy ra trên bầu trời đêm mà làm cả những người không bao giờ quan tâm tới thiên văn cũng phải chú ý. Thứ Hai tới đây cũng sẽ xẩy ra một sự kiện như vậy. Đêm đó, Mặt trăng lưỡi liềm rất mỏng sẽ hiện diện rất gần với 2 hành tinh sáng nhất trên bầu trời, đó là sao Kim và sao Mộc. Chiều tối khi Mặt Trời vừa lặn, nhìn về hướng Tây bạn sẽ thấy một quang cảnh ngoạn mục (vietastro)

Ngay cả với những người không mấy khi để ý tới bầu trời đêm nếu họ liếc nhìn cảnh tượng 3 thiên thể đứng gần nhau như vậy chắc chắn cũng sẽ phải thốt lên: “ Hai cái ngôi sao sáng bàng bạc đứng cạnh Mặt trăng là ở đâu ra vậy trời?”. Đôi khi những sự kiện như vậy có thể dẫn tới những cú phone về các cơ quan chức năng, thậm chí với nội dung đại loại là “ hình như có UFO đang đứng cạnh Mặt trăng..”!!!

Những thiên thể thật sáng !
Từ cuối tháng Tám, sao Kim đã hiện lên để tô điểm cho bầu trời lúc chạng vạng tối với cái tên dân gian : sao Hôm. Không một hành tinh hay ngôi sao nào có thể so sánh với sao Kim về độ sáng. Trong chiến tranh thế giới thứ II, những người lo nhiệm vụ cảnh báo máy bay đã từng bị nhầm sao Kim là máy bay địch. Đã có trường hợp, súng phòng không đã phát hỏa do nhìn nhầm sao Kim thành mục tiêu. Bản thân tôi đã rất may mắn khi được ngắm sao Kim từ trên máy bay ở độ cao 10000m. Có thể nói, đó là cảnh tượng ngoạn mục nhất mà tôi từng đựơc ngắm – ND.

Quang cảnh ngoạn mục vào chiều tối thứ 2 (1/12/2008) ở hướng Tây

Quang cảnh ngoạn mục vào chiều tối thứ 2 (1/12/2008) ở hướng Tây

Vào mùa đông này, sao Kim là một ngôi sao sáng không có địch thủ với độ sáng luôn ở mức cao nhất trong suốt thời gian chập tối. Với độ ly giác so với Mặt trời của sao Kim là 3 giờ đồng hồ vào 1/12/08 và tăng lên 4 giờ vào tháng 1 năm 2009, đó chăc chắn là ngôi sao mà bạn sẽ thấy đầu tiên sau khi Mặt trời vừa lặn. Thực ra, nếu bầu trời trong, không khí sạch sẽ, bạn có thể tìm kiếm sao Kim ngay cả khi Mặt trời chưa lặn.
Từ tháng 12, sao Mộc nằm ngay phía trên sao Kim và chuyển động ngược hướng với sao Kim. Sao Mộc ngày càng mọc thấp đi, trong khi sao Kim thì ngày một cao. Vào cuối tháng 12 tới, sao Mộc còn gặp một hành tinh khác, đó là sao Thuỷ, nhưng tới lúc đó, anh chàng khổng lồ đã quá gần Mặt trời nên thực khó quan sát. Sao Mộc sẽ nằm ở phía đối diện với Trái đất ở phía bên kia Mặt trời vào ngày 24/1/09.

Mặt trăng phản xạ ánh sáng từ Trái đất
Sự tụ họp của Mặt trăng lưỡi liềm đầu tháng với một ngôi sao hoặc hành tinh sáng có thể coi như một cảnh tượng huy hoàng đến mê người. Nhà thơ, nhà phê bình và triết học của Anh , Samuel Taylor Coleridge (1772-1834) đã sử dụng một cảnh tượng thiên văn như vậy để làm điềm báo trong một bộ sử thi của ông. Thêm nữa, các bạn có thể nhận thấy một số quốc gia đã sử dụng hình ảnh trăng lưỡi liềm với một ông sao để làm quốc kỳ của họ, ví dụ như Thổ nhĩ kỳ, Pakistan, Malaysia, Mauritania và Tunisia.

Mặc dầu vậy, vào đêm thứ 2, bạn vẫn có thể nhìn thấy toàn bộ bề mặt của Mặt trăng (mặc dầu hôm đó mới là mồng 4/11 âm lịch). Phần bị tối của Mặt trăng được ánh sáng phản xạ từ Trái đât hắt lên tạo ra một nền ánh sáng mờ ảo. Hình ảnh này đôi khi còn được gọi theo kiểu mỹ miều là “ Trăng già trong vòng tay Trăng trẻ”. Leonardo da Vinci (1452 – 1519) đã lần đầu tiên phát hiện ra hiện tượng này đúng với bản chất chúng ta biết ngày nay : “ánh sáng từ Mặt đất”.

Nếu ta đứng từ trên Mặt trăng, “Đất rằm” sẽ có độ lớn khoảng 3,7 lần diện tích so với mặt trăng rằm. Hơn nữa, các phần đất, đại dương, mây làm cho Trái đất phản xạ ánh sáng Mặt trời tốt hơn so với Mặt trăng. Như vậy tổng thể, độ phản xạ ánh sáng của Trái đất so với Mặt trăng là lớn hơn từ 45 tới 100 lần. Vào những ngày không trăng trên Trái đất thì trên Mặt trăng, Trái đất của ta đang ở kỳ “Đất tròn”, như vậy ánh sáng phản xạ hắt lên Mặt trăng càng mạnh mẽ. Điều này giải thích tại sao hiện tượng ánh sáng phản xạ 2 lần thể hiện rõ vào những ngày trăng đầu (hoặc cuối) tháng âm lịch.

Như vậy trong hình Mặt trăng lưỡi liềm mỏng đầu tháng âm lịch, phần sáng rõ hình lưỡi liềm là do phản xạ ánh sáng từ Mặt trời, còn phần tối mờ còn lại là do phản xạ ánh sáng từ Trái Đất, đây là ánh sáng phản xạ 2 lần (Mặt trời => Trái đất => Mặt trăng).

Lưu ý đó chỉ là sự phối cảnh
Chúng ta cần lưu ý rằng, cảnh tượng đẹp mắt hôm tới đây chỉ là sự phối cảnh mang tính ảo giác: Mặt trăng cách chúng ta ‘chỉ có’ 403900km trong khi sao Kim cách xa hơn 371 lần (149,67 triệu km), còn sao Mộc thì còn xa hơn nữa : 2150 lần xa hơn với khoảng cách 869 triệu km.

Nếu ai đó sử dụng ống nhòm hoặc kính thiên văn nhỏ để xem hiện tượng này thì sẽ thấy Mặt trăng khá ấn tượng với hình ảnh như dạng 3D , nhưng với Venus thì khá đơn điệu với chỉ hình một chiếc đĩa trắng bạc không tròn hoàn toàn. Trong những tuần sau đó, hình ảnh sao Kim qua ống nhòm sẽ biến đổi khi góc tới của ánh sáng Mặt trời và hướng nhìn từ Trái đất thay đổi. Vào khoảng cuối tháng Hai và tháng Ba, sao Kim nhìn qua ống nhòm hoặc kính thiên loại nhỏ sẽ thể hiện rõ là một hình ‘ông trăng lưỡi liềm’.

Sao Mộc mặc dù có độ sáng kém hơn nhưng lại là một đối tượng khá đáng xem. Hình ảnh qua kính thiên văn là một đĩa tròn khá lớn, những dải mây đặc trưng và các vệ tinh Galileo. Vào hôm thứ Hai, cả 4 vệ tinh Galileo đều có thể xem được. Callisto nằm riêng về một phía của Jupiter, trong khi 3 vệ tinh kia Ganymede, Io và Europa nằm về phía kia. Io và Europa nằm rất gần nhau, chỉ khoảng 1/6 độ rộng biểu kiến của sao Mộc.

Châu Âu theo dõi được Sao Kim bị che khuất (Kim thực)
Cảnh tượng sao Kim, sao Mộc cùng các vệ tinh thật là mãn nhãn đối với những người yêu thích thiên văn. Những người dân sống ở một số khu vực thuộc châu Âu còn được chiêm ngưỡng một cảnh tượng hiếm thấy hơn : Mặt trăng sẽ đi ngang qua mặt sao Kim.

Các nhà thiên văn học gọi hiện tượng này là “sự che khuất”, xuất phát từ tiếng La tinh occultadre có nghĩa là “cất giấu”. Cảnh tượng bắt mắt này sẽ thấy rõ ở hầu hết các nước Đông Âu. Đi thêm về phía tây châu Âu, sao Kim sẽ bị biến mất đằng sau phần tối của Mặt trăng (phần phản xạ 2 lần). Khi sao Kim bắt đầu xuất hiện trở lại, trông hành tinh mỹ miều này giống như một viên ngọc rực sáng gắn trên vành trăng lưỡi liềm mỏng đầu tháng.

Chúng ta lưu ý rằng sự kiện ‘Kim thực’ như trên hoàn toàn không dễ dàng xẩy ra đối với một khu vực địa lý cho trước. Ví dụ như làn cuối cùng thành phố London được chứng kiến cảnh Kim thực là vào ngày 7/10/1961. Và sau lần Kim thực năm 2008 này, người dân nước Anh sẽ chỉ được chiêm ngưỡng cảnh tượng lạ mắt này vào ngày 10 tháng Giêng năm 2032.

Thohry

Posted in Chưa phân loại | Thẻ: , , , , | 1 Comment »