Đã đóng

Học sinh bình thường cũng có thể giỏi Lý

Posts Tagged ‘ôn tập’

Hướng dẫn ôn tập kiểm tra giữa kì I – Lớp 11CB (NH: 08-09)

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 10 Tháng Mười, 2008

Hướng dẫn ôn tập Vật lý lớp 11

Kì thi giữa học kì – Lớp 11 Cơ bản – Năm học 2008 – 2009

1. Mô tả chung:

Đề gồm 5 câu làm trong 45p. Giới hạn đến bài Nguồn điện không đổi, không có lý thuyết, không trắc nghiệm.

2. Các dạng bài tập cần ôn:

  • Tính lực điện do điện tích điểm gây ra. Tìm độ lớn, vị trí điện tích điểm sao cho hệ cân bằng (cùng phương)
  • Xác định cường độ điện trường tổng hợp do 2, 3 điện tích điểm gây ra (cùng phương)
  • Tính công do lực điện thực hiện trong điện trường đều.
  • Tính hiệu điện thế giữa 2 điểm trong điện trường đều.
  • Tính điện dung, hiệu điện thế, điện tích, năng lượng tụ điện.
  • Áp dụng định luật Ohm cho các đoạn mạch song song và nối tiếp (tính R, I, U; không có mạch cầu)

Posted in Bài tập, Hệ thống bài học, Học sinh | Thẻ: , , , | Leave a Comment »

Hướng dẫn ôn tập thi giữa kì I – Lớp 10CB (NH: 08-09)

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 10 Tháng Mười, 2008

Hướng dẫn ôn tập Vật lý lớp 10

Kì thi giữa học kì I – Lớp 10 Cơ bản – Năm học 2008 – 2009

1. Mô tả chung:

Đề gồm 5 câu làm trong 45p. Giới hạn đến bài Chuyển động tròn đều, không có trắc nghiệm.

2. Các dạng bài tập cần ôn:

  • Viết phương trình chuyển động, phương trình vận tốc của một vật chuyển động thẳng biến đổi đều
  • Xác định thời điểm hai vật chuyển động cùng chiều gặp nhau (chú ý: chỉ làm dạng xuất phát cùng lúc t0 = 0)
  • Xác định thời điểm vận tốc hai vật bằng nhau.
  • Xác định gia tốc, thời gian, vận tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều.
  • Tính quãng đường rơi tự do, thời gian chạm đất, vận tốc trước khi chạm đất, quãng đường đi trong giây cuối, quãng đường đi trong giây thứ n.
  • Xác định các đại lượng chu kỳ, tần số, tốc độ dài, tốc độ góc, gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều.
  • Vẽ đồ thị (x, t), (v, t)

Posted in Bài tập, Hệ thống bài học, Học sinh | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Trọng tâm ôn tập lớp 10 Cơ bản – Kiểm tra chất lượng đầu năm

Posted by Tô Lâm Viễn Khoa trên 3 Tháng Mười, 2008

1. Chuyển động thẳng đều:

– Phát biểu định nghĩa chuyển động thẳng đều, định nghĩa vận tốc tức thời.

– Viết phương trình chuyển động của một vật.

– Vẽ đồ thị và từ đồ thị viết lại phương trình chuyển động.

2. Chuyển động thẳng biến đổi đều:

– Phát biểu định nghĩa chuyển động thẳng biến đổi đều, định nghĩa gia tốc trung bình

– Phân biệt chuyển động nhanh dần đều và chậm dần đều.

– Viết phương trình chuyển động của một vật.

– Xác định thời điểm 2 vật gặp nhau (chuyển động cùng chiều)

– Vẽ đồ thị vận tốc và viết phương trình vận tốc lại từ đồ thị; mô tả chuyển động của đồ thị.

– Xác định các yếu tố trong các công thức: a = (v – v_0)/(t – t_0) và v^2 – v_0^2 = 2as.

3. Rơi tự do:

– Định nghĩa rơi tự do.

– Tính chất gia tốc rơi tự do.

– Viết phương trình chuyển động của vật rơi tự do.

– Xác định thời gian chạm đất, vận tốc trước khi chạm đất, độ cao, quãng đường đi được trong giây thứ n, trong giây cuối.

4. Chuyển động tròn đều:

– Định nghĩa chuyển động tròn đều, tốc độ dài, tốc độ góc, chu kỳ, tần số.

-Tại sao chuyển động đều lại có gia tốc?

– Xác định các yếu tố trong các công thức qua lại (8 công thức).

Posted in Hệ thống bài học, Học sinh | Thẻ: , , , | Leave a Comment »